Nga tìm kiếm thị trường khí đốt mới ở châu Phi, Trung Đông

Nga đang đẩy mạnh việc cung cấp xăng và hỗn hợp naphtha cho châu Phi và Trung Đông trong bối cảnh quốc gia này mất đi thị trường nhiên liệu châu Âu do cuộc xung đột ở Ukraine.

Liên minh châu Âu đã giảm dần nhập khẩu dầu thô và khí đốt của Nga kể từ tháng 3 và đạt được đồng thuận về một lệnh cấm vận hoàn toàn chính thức có hiệu lực vào cuối năm 2022. Nhân cơ hội đó, nhiều nước châu Á đã đẩy mạnh việc mua dầu thô Nga đang được giảm giá. Tuy nhiên, châu Á không phải là một thị trường quá tiềm năng đối với nhiên liệu Nga vì châu Á vốn dĩ lọc nhiều dầu hơn nhu cầu và là một nhà xuất khẩu khí đốt ròng.

Chính vì vậy, việc tìm kiếm các thị trường mới như châu Phi và Trung Đông trở thành điều tối quan trọng đối với xứ sở Bạch Dương nhằm bảo vệ thị phần toàn cầu và ngăn chặn sự sụt giảm sâu hơn trong xuất khẩu và sản lượng dầu.

“Châu Phi và Trung Đông dường như là những lựa chọn chính đối với các nhà sản xuất nhiên liệu của Nga. Chúng tôi dự kiến xuất thêm nhiều lô hàng tới những khu vực đó trong nửa cuối năm khi lệnh cấm vận của EU ngày càng đến gần hơn”, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dầu Nga cho hãng tin Reuters biết.

Phần lớn nguồn cung của Nga cho châu Phi và Trung Đông xuất phát từ các cảng ở Biển Đen. Theo dữ liệu của Refinitiv, ít nhất 5 chuyến hàng chở khoảng 230.000 tấn xăng và naphtha đã được thực hiện trong tháng 5-6, xuất phát từ cảng Ust-Luga của Baltic đến Oman và trung tâm dầu khí Fujairah của Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Tổng cộng, nguồn cung naphtha và xăng từ các cảng của Nga đến Oman và UAE đã đạt gần 550.000 tấn chỉ nửa đầu năm nay, đánh dấu một bước tăng vọt so với con số 0 trong cả năm 2021.

2306-khi-dot2-6160.jpg
Quảng cáo

Bên trong cơ sở cung cấp khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Nigeria và Morocco là hai điểm đến chính ở châu Phi đối với xăng và naphtha của Nga trong những tháng gần đây. Một số lô hàng cũng được cung cấp cho Senegal, Sudan, Côte d’Ivoirevà Togo.

liệu của Refinitiv Eikon cho thấy tổng thể xăng và naphtha Nga xuất sang khu vực hàng tháng rơi vào khoảng 200.000 tấn trong những tháng gần đây, bao gồm lô hàng khởi hành từ kho chứa ở các cảng của Latvia và Estonia. Lượng dầu diesel của Nga vào châu Phi cũng đã đạt 1 triệu tấn kể từ đầu năm, tăng mạnh so với nửa đầu năm ngoái chỉ là 0,8 triệu tấn.

Các doanh nghiệp về dầu khí của Nga cho biết mặc dù chi phí vận chuyển cao hơn song việc đưa các sản phẩm xăng dầu sang châu Phi và Trung Đông sẽ giúp các công ty bảo toàn lợi nhuận.

"Sohar ở Oman và Fujairah ở UAE có thể cung cấp khả năng lưu trữ và pha trộn cho tất cả mặt hàngnày, trong khi các cảng châu Âu đã bắt đầu từ chối các sản phẩm dầu của Nga", một nguồn tin thị trường tham gia kinh doanh dầu Nga cho biết.

Sự thay đổi thị trường xuất khẩu của Nga đã dẫn đến sự chênh lệch về giá xăng dầu chưa từng có trong thị trường nội địa của Nga. Nhu cầu tại châu Âu yếu đi dẫn đến giá nội địa đối với các sản phẩm xăng dầu ở Nga giảm vì nguồn cung dồi dào.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Fed

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư được công bố.

GDP Mỹ quý 1/2025 bất ngờ tăng trưởng âm, ông Trump lập tức 'trách' cựu Tổng thống Joe Biden Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm

Công ty khai thác Bitcoin của gia đình Tổng thống Mỹ D. Trump chuẩn bị “lên sàn”

Ngày 12/5, American Bitcoin - công ty khởi nghiệp khai thác Bitcoin của hai người con của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York qua vụ sáp nhập.

Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm Giá bitcoin tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD

Fed có thể chỉ giảm lãi suất hai lần trong năm 2025

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau cuộc họp của Fed

Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Trong một tuyên bố chung, phía Mỹ cho biết sẽ giảm thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống còn 30%, trong khi thuế của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ sẽ được cắt giảm từ 125% xuống 10%.

Chứng khoán châu Á khởi sắc trước thềm đàm phán Mỹ-Trung Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm nhờ kỳ vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung

Các điểm nhấn của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc

Trung Quốc và Mỹ đã tuyên bố tạm ngừng cuộc chiến thương mại sau cuộc đàm phán tại Geneva (Thụy Sỹ) ngày 12/5. Theo đó, hai bên sẽ dỡ bỏ phần lớn thuế quan và các biện pháp đối kháng khác vào 14/5.

Mỹ và Trung Quốc đạt tiến triển đáng kể trong đàm phán thương mại Nóng: Mỹ - Trung nhất trí hoãn áp thuế 90 ngày, mức giảm rất “sốc”