Nga không muốn gián đoạn chuỗi an ninh lương thực toàn cầu

Tuyên bố của quan chức Nga được đưa ra trong bối cảnh ngày 19/11 sẽ đánh dấu thời điểm hết hạn đối với thỏa thuận hiện tại về việc cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ Biển Đen.

Trong cuộc phỏng vấn được báo Izvestia của Nga đăng tải ngày 15/11, Thứ trưởng Tài chính nước này Sergei Vershinin khẳng định Moskva không muốn xảy ra xáo trộn đối với những nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Thứ trưởng Vershinin khẳng định nếu phương Tây thực hiện đúng những tuyên bố về miễn trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu lương thực của Nga, thì "mọi việc vẫn sẽ tiếp tục như bình thường" liên quan đến Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian.

Ông cũng cho rằng khoảng thời gian hiệu lực 120 ngày của thỏa thuận này là phù hợp.

Tuyên bố của quan chức Nga được đưa ra trong bối cảnh ngày 19/11 sẽ đánh dấu thời điểm hết hạn đối với thỏa thuận hiện tại về việc cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ Biển Đen.

Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen cũng bao trùm hoạt động xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga ra thị trường thế giới.

Liên quan vấn đề lương thực, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo kiêm Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 15/11 bày tỏ lạc quan về triển vọng tiếp tục duy trì Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen sau khi gặp gỡ các phái đoàn Nga và Ukraine tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Quảng cáo

Sau những cuộc gặp để lắng nghe quan điểm của hai bên về thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine bên bờ Biển Đen trước thời điểm gia hạn vào ngày 19/11, ông Griffiths viết trên Twitter: “Tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ tiếp tục cùng nhau cải thiện công việc quan trọng này.”

Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng ngày tuyên bố nước này và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục phối hợp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.

Theo Điện Elysee, tại cuộc gặp giữa Tổng thống Macron và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Bali (Indonesia), hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh “quyết tâm tiếp tục hợp tác thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine vì lợi ích đối với an ninh lương thực thế giới.”

Cũng trong ngày 15/11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov xác nhận ông đã được Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres thông báo Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cam kết dỡ bỏ những rào cản đối với hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga ra thị trường thế giới.

Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do Liên hợp quốc làm trung gian là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen, được ký hôm 22/7 tại Istanbul và sẽ hết hạn vào ngày 19/11 tới.

Ukraine đã xuất khẩu được tổng cộng khoảng 10 triệu tấn ngũ cốc và các nông sản khác kể từ khi thỏa thuận được ký đến nay.

Ukraine là một trong những quốc gia xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới. Cuộc xung đột ở nước này hồi tháng 2 đã khiến các cảng bên bờ Biển Đen bị phong tỏa, làm tắc nghẽn con đường xuất khẩu chính của Ukraine, góp phần gây ra cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn cầu.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Shein Group của Trung Quốc tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ

Công ty thời trang nhanh Shein Group Ltd. của Trung Quốc vừa tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ, từ váy áo đến đồ dùng nhà bếp, trước khi các mức thuế mới nhập khẩu giá trị nhỏ chính thức có hiệu lực.

Shein vs Temu: 2 doanh nghiệp Trung Quốc đồng hương đại chiến để tranh giành thị trường Mỹ Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ

Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ

Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.

Mỹ: “Gió đổi chiều” với các sàn giao dịch tiền điện tử Giá Bitcoin giảm gần 6% sau kế hoạch thành lập quỹ dự trữ chiến lược tiền điện tử của Mỹ