Na Uy duy trì nguồn cung cấp khí đốt cho EU trong khoảng 5 năm tới

Na Uy, quốc gia đã trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho Liên minh châu Âu (EU) sau khi nổ ra cuộc chiến ở Ukraine, sẽ duy trì việc cung cấp mặt hàng này ở mức hiện tại trong 4 hoặc 5 năm tới.

Cơ sở sản xuất khí đốt Statoil ở Kaarstoe, Na Uy. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ sở sản xuất khí đốt Statoil ở Kaarstoe, Na Uy. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, đây là lời cam kết của Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre hôm 17/3 khi tiếp Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg trên một giàn khoan ở mỏ Troll, ngoài khơi bờ biển Na Uy.

Quảng cáo

Để bù đắp ít nhất một phần nguồn cung sau khi Nga giảm xuất khẩu khí đốt cho các nước EU, Na Uy đã tăng sản lượng khí đốt vào năm ngoái và hiện đáp ứng từ 30 đến 40% nhu cầu của EU.

Về phần mình, ông Stoltenberg nhấn mạnh tầm quan trọng "của việc đảm bảo cơ sở hạ tầng khai thác và cung cấp khí đốt, chẳng hạn như mỏ Troll, mà theo ông là cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế, cuộc sống hàng ngày và cả an ninh của các nước EU".

Nằm cách Bergen, thành phố lớn thứ hai của Na Uy, khoảng 65 km về phía Tây, Troll là mỏ khí đốt lớn nhất và cũng là một trong những mỏ dầu lớn nhất của Na Uy. Riêng mỏ này đã cung cấp 10% lượng khí đốt tiêu thụ của các nước EU. NATO và EU đã thành lập một lực lượng chung để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng này.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm

Áp lực lạm phát buộc BoE thận trọng hơn trong kế hoạch giảm lãi suất

Lạm phát tại Anh có thể đã chạm mức cao nhất của 10 tháng vào tháng 1/2025, tiếp tục xu hướng gia tăng áp lực giá cả, buộc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) thận trọng hơn trong việc giảm lãi suất.

Từng bị chê là "đại bàng không cánh", Trung Quốc âm thầm tạo nên đối thủ xứng tầm thách thức Boeing, Airbus? BoE sẽ giới hạn mức nắm giữ đồng bảng kỹ thuật số của người dân