Mỹ và EU cam kết tạo điều kiện cho xuất khẩu ngũ cốc, phân bón của Nga

Ngày 15/11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết ông đã được Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres thông báo rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cam kết dỡ bỏ những rào cản đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga ra thị trường thế giới.

Phát biểu với báo giới tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đang diễn ra ở Bali, (Indonesia), Ngoại trưởng Lavrov cho biết Tổng thư ký LHQ Guterres nói với ông rằng đã nhận được cam kết của Mỹ và EU thực thi một phần trong thỏa thuận có liên quan tới xuất khẩu của Nga, theo đó các doanh nghiệp xuất khẩu ngũ cốc Nga sẽ không bị trừng phạt. Theo Ngoại trưởng Nga, nếu Mỹ và EU thực hiện cam kết này thì mọi rào cản đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón Nga sẽ được dỡ bỏ.

Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do LHQ làm trung gian là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen, được ký kết ngày 22/7, tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, và có hiệu lực trong vòng 120 ngày, theo đó sẽ hết hạn vào ngày 19/11 tới. Ukraine đã xuất khẩu được 10 triệu tấn ngũ cốc và các nông sản khác kể từ khi thỏa thuận được ký đến nay.

Quảng cáo

Tuy nhiên, ngày 29/10, Nga đã đình chỉ tham gia thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine với tuyên bố không thể đảm bảo an toàn cho các tàu dân sự đi qua Biển Đen do một cuộc tấn công vào hạm đội Nga tại Bán đảo Crimea. Ngày 2/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo quyết định nối lại thỏa thuận ngũ cốc sau khi Ukraine, thông qua trung gian LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ, đảm bảo bằng văn bản rằng nước này sẽ không sử dụng hành lang an ninh ở Biển Đen cho mục đích quân sự.

Cùng ngày, Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, Andriy Yermak cho biết nước này muốn cung cấp ngũ cốc cho thêm ít nhất 5 triệu người đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng vào cuối mùa Xuân tới theo đề xuất của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tại Hội nghị thượng đỉnh G20.

Ông Yermak nói rằng Ukraine sẽ để dành một phần lúa mỳ thu hoạch để xuất khẩu sang các nước châu Phi đối mặt với nạn đói. Ông nêu rõ: "Chương trình này sẽ bao gồm xuất khẩu ngũ cốc cho ít nhất 5 triệu người cho đến cuối mùa Xuân 2023". Chương trình sẽ được thực hiện với sự phối hợp của Chương trình Lương thực thế giới (WFP).

Ukraine là một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới. Cuộc xung đột ở Ukraine hồi tháng 2 đã khiến các cảng ở Biển Đen bị phong tỏa, đóng cửa con đường xuất khẩu chính của Ukraine, góp phần gây ra cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn cầu.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh