Mỹ trừng phạt 7 công ty sản xuất chíp và hàng không vũ trụ Trung Quốc

Ngày 24/8, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 7 công ty sản xuất chíp và hỗ trợ hàng không vũ trụ Trung Quốc.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong) cho hay các công ty và cơ quan có yếu tố nhà nước Trung Quốc vừa bị Chính phủ Mỹ áp trừng phạt hoạt động trong lĩnh vực phát triển chíp điện tử và chương trình hàng không vũ trụ.

Với quyết định này, Mỹ đã nâng số lượng thực thể Trung Quốc nằm trong danh sách đen trừng phạt lên khoảng 600. Động thái mới nói trên diễn ra vài tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật nhằm tăng cường bảo vệ ngành công nghiệp chíp và chất bán dẫn của nước này.

Theo báo trên, các công ty của Mỹ sẽ cần phải nhận được giấy phép xuất khẩu nếu muốn bán sản phẩm cho 7 công ty này, vốn bị cáo buộc hỗ trợ các nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.

Trong một thông cáo, Bộ Thương mại Mỹ nêu rõ bộ này quyết định bổ sung 4 viện nghiên cứu trực thuộc một cơ quan hàng không vũ trụ Trung Quốc, 2 công ty quốc doanh công nghệ quốc phòng và một công ty vệ tinh vào “danh sách đen” trừng phạt, có tên chính thức là “Danh sách Thực thể”.

Trong số các thực thể bị trừng phạt có công ty đóng một vai trò quan trọng trong chương trình không gian của Trung Quốc bằng cách phát triển và chế tạo loạt tên lửa đẩy Trường Chinh cho các sứ mệnh Thần Châu có người lái và các vụ phóng vệ tinh.

tintuc-246.jpg Ảnh: Bưu điện Hoa nam Buổi sáng

Bên cạnh đó, Viện nghiên cứu 771 (có tên khác là Viện Công nghệ Vi điện tử Tây An, chuyên thiết kế và sản xuất các mạch tích hợp bán dẫn. Đây là viện thiết kế bộ vi xử lý trung tâm cho tên lửa Trường Chinh 5 và phát triển các hệ thống máy tính được sử dụng trong các sứ mệnh thăm dò Mặt Trăng và Sao Hỏa.

Quảng cáo

Ngoài ra, danh sách trừng phạt lần này còn có Viện nghiên cứu 772, còn được gọi là Viện Công nghệ Vi điện tử Bắc Kinh, chuyên phát triển các linh kiện điện tử qui mô quân sự, bao gồm cả chip vi tính.

Washington cáo buộc các thực thể trong danh sách này có những hoạt động chống lại an ninh quốc gia và các lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ. Từ thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã tìm cách kiểm soát dòng chảy công nghệ chiến lược tới các doanh nghiệp Trung Quốc, và nhất là các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của cường quốc châu Á này.

Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ phụ trách thúc đẩy xuất khẩu Matthew Axelrod nêu rõ: “Mỹ là nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ không gian vũ trụ và Văn phòng Thúc đẩy Xuất khẩu sẽ bảo vệ vị thế hàng đầu này bằng cách nỗ lực ngăn chặn việc chuyển sai công nghệ nhạy cảm cho các chương trình lưỡng dụng quân sự - dân sự của Trung Quốc”.

biden-480-1660300096-1972.jpg

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thành luật một dự luật hàng tỉ USD nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất chất bán dẫn trong nước. Ảnh: CNN

Trước đó, ngày 9/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thành luật một dự luật hàng tỉ USD nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất chất bán dẫn trong nước cũng như các ngành chế tạo công nghệ cao khác mà giới chức Mỹ lo ngại đang bị thống trị bởi Trung Quốc.

Đạo luật mang tên "Chíp và Khoa học", bao gồm khoản trợ cấp 52 tỉ USD cho hoạt động sản xuất chất bán dẫn – vốn được sử dụng trong mọi sản phẩm điện tử, từ ô tô và vũ khí công nghệ cao đến các thiết bị công nghệ và trò chơi điện tử. Đạo luật cũng bao gồm một khoản tín dụng thuế đầu tư cho các nhà máy sản xuất chip ước tính trị giá 24 tỷ USD.

Ngoài ra, đạo luật cũng sẽ “rót” 200 tỷ USD trong 10 năm để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của Mỹ nhằm cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc. Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden cho biết đạo luật này sẽ giúp nước Mỹ giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh về kinh tế trong thế kỷ 21.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu