Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu

Sáng 11/2 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng hàng thép và nhôm nhập khẩu vào nước này.

145859-tong-thong-my-chuan-bi-cong-bo-muc-thue-25-voi-thep-va-nhom.jpg
Vận chuyển thép cuộn tại nhà máy thép Tata ở Velsen-Noord, Hà Lan. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Sáng 11/2 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng hàng thép và nhôm nhập khẩu vào nước này. Nhiều nước đã ngay lập tức lên tiếng phản ứng, lo ngại về tác động đối với ngành công nghiệp và kinh tế toàn cầu.

Phát biểu tại Phòng Bầu dục khi ký sắc lệnh, ông Trump khẳng định: "Hôm nay, tôi đã đơn giản hóa khoản thuế của chúng ta đối với thép và nhôm. Mức thuế là 25% không có ngoại lệ hay miễn trừ".

Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cho biết sẽ xem xét áp thêm thuế lên ô tô, dược phẩm và chip máy tính.

Quảng cáo

Theo số liệu chính thức của Mỹ, hiện Canada và Mexico là những nước nhập khẩu thép lớn nhất vào Mỹ. Brazil và Hàn Quốc cũng là những nhà cung cấp thép lớn.

Chia sẻ trên mạng xã hội X, ông Francois-Philippe Champagne, Bộ trưởng Đổi mới sáng tạo Canada, cho biết thép và nhôm của Canada hỗ trợ các ngành công nghiệp chính tại Mỹ từ quốc phòng, đóng tàu đến ô tô. ông Champagne nhấn mạnh: "Điều này giúp Bắc Mỹ cạnh tranh và an toàn hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ Canada, người lao động và các ngành công nghiệp của chúng tôi".

Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok cũng đã gặp Bộ trưởng Công nghiệp và các quan chức cấp cao khác của Hàn Quốc để đánh giá tình hình và đưa ra phản ứng trước khả năng tăng thuế nhập khẩu của Mỹ.

Tổng thống Trump cũng xác nhận rằng ông đang xem xét miễn thuế thép cho Australia. Ông nói: "Chúng tôi có thặng dư thương mại với Australia. Lý do là họ mua rất nhiều máy bay”.

Ngay trước khi ông Trump ký sắc lệnh trên, Thủ tướng Australia, ông Anthony Albanese cũng cho biết đã thảo luận với Tổng thống Mỹ về khả năng miễn áp thuế với Australia. Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, ông Albanese thông báo: "Tổng thống Mỹ đã đồng ý xem xét khả năng miễn trừ vì lợi ích của cả hai quốc gia chúng ta".

Mỹ hiện phụ thuộc vào nhôm nhập khẩu, chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc, để đáp ứng phần lớn nhu cầu sản xuất của nước này.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thị trường chứng khoán toàn cầu khởi sắc

Ngày 23/4, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent nói với các phóng viên rằng Mỹ "chưa" đàm phán với Trung Quốc về thuế quan, đồng thời gọi các mức thuế cao của cả hai nước hiện nay là “không bền vững”.

Ông Trump chỉ trích Fed, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump

Các quan chức của Fed đã báo hiệu ý định giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25-4,50% trong khi chờ đợi thêm sự rõ ràng về mức độ, thời điểm và tác động kinh tế của thuế quan.

Trái phiếu chính phủ bị bán tháo, đồng USD thấp nhất trong 1 thập kỷ: Rủi ro Mỹ tăng lãi suất sắp xảy ra? Chứng khoán trồi sụt dù ECB hạ lãi suất

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh mẽ

Chứng khoán Phố Wall đã bật tăng trở lại trong phiên ngày 22/4, khi các bình luận lạc quan từ quan chức Mỹ về tiến trình đàm phán thương mại với Trung Quốc đã xoa dịu tâm lý thị trường.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 200 tỷ đồng phiên đầu tuần, ngược chiều "xả" mạnh một mã chứng khoán Ông Trump chỉ trích Fed, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc

Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 22/4, khi những bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gây xáo trộn trên các sàn giao dịch toàn cầu.

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại