Một tuần nhiều biến động trên thị trường dầu mỏ

Giá dầu thế giới giảm gần 2% phiên giao dịch 16/8, ít thay đổi tính chung cả tuần, với giá dầu Brent ở dưới 80 USD/thùng, trong khi các nhà đầu tư hạ dự báo về tăng trưởng nhu cầu của Trung Quốc.

093725-iran-tang-san-luong-dau-tho-len-4-trieu-thung-ngay.jpg
Một cơ sở khai thác dầu của Iran trên đảo Khark, ngoài khơi vùng Vịnh. Ảnh: AFP/TTXVN

Khép lại phiên này, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 9/2024 giảm 1,51 USD, hay 1,9%, xuống 76,65 USD/thùng, sau khi có thời điểm chạm mức thấp 75,54 USD. Theo dữ liệu của Dow Jones Market Data, giá dầu WTI trong hợp đồng kỳ hạn này đã giảm gần 0,3% trong tuần qua.

Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 10/2024 giảm 1,36 USD, hay 1,7%, xuống 79,68 USD/thùng, nhưng tăng nhẹ 2 xu Mỹ so với mức đóng cửa phiên 9/8.

Dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy nền kinh tế nước này dường như đã mất đà trong tháng Bảy vừa qua, khi giá nhà mới ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 9 năm, sản lượng công nghiệp chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Điều này đã khiến thị trường lo ngại về sự sụt giảm nhu cầu từ nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, nơi các nhà máy lọc dầu đã giảm mạnh tốc độ chế biến dầu thô trong tháng trước.

Quảng cáo

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đầu tuần này đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay, do sự suy yếu của thị trường Trung Quốc. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng hạ các mức dự báo cho năm 2025.

Ông Andrew Lipow, Chủ tịch công ty tư vấn năng lượng Lipow Oil Associates, cho biết tuần vừa qua là một tuần biến động trên thị trường dầu mỏ, với tác động giằng co giữa một bên là nguy cơ gián đoạn nguồn cung khi xung đột lan rộng ở Trung Đông, và một bên là tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc làm giảm các mức dự báo về nhu cầu.

Bên cạnh đó, nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết tình hình thanh khoản thấp, do nhiều thị trường ở châu Âu và Bắc Mỹ đóng cửa nghỉ lễ, có thể là yếu tố đã khiến giá dầu biến động mạnh trong tuần này.

Các chuyên gia tại Commerzbank Research dự đoán nếu tình hình ở Trung Đông không leo thang hơn nữa, giá dầu có khả năng “giậm chân tại chỗ".

Ông Brett Friedman, chuyên gia của công ty cung cấp dữ liệu thị trường OptionMetrics, nhận định: "Ít nhất là cho đến nay, khả năng gián đoạn nguồn cung vẫn mang tính lý thuyết hơn là thực tế". Điều này cho phép thị trường tập trung hơn vào phía cầu.

Một loạt số liệu kinh tế của Mỹ đã góp phần nâng đỡ giá dầu. Doanh số bán lẻ vượt dự đoán của các nhà phân tích và ít người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp hơn trong tuần trước, từ đó khơi dậy sự lạc quan về sức tăng trưởng kinh tế tại thị trường dầu mỏ lớn nhất thế giới này.

Nhà phân tích dầu độc lập Gaurav Sharma dự đoán giá dầu có thể không xác lập một hướng đi rõ ràng cho đến khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra quyết định có cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tháng Chín tới hay không.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Áp lực kép từ cung-cầu khiến giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Theo nhà phân tích cấp cao Phil Flynn của công ty dịch vụ tài chính Price Futures Group, chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường.

Chờ kết quả bầu cử Mỹ, giá dầu thế giới tăng khoảng 1% Giá dầu thế giới giảm do đồng USD mạnh lên

Giá USD ngân hàng đồng loạt tăng, giá vàng nhẫn kéo dài đà giảm

Tỷ giá trung tâm và giá USD tại các ngân hàng thương mại đồng loạt đi lên, trong khi giá vàng nhẫn chưa dứt đà giảm, hiện đang xoay quanh mốc 87-88 triệu đồng mỗi lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng thế giới giao dịch thận trọng trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ Kịch bản nào cho giá vàng sau kỳ bầu cử Mỹ?