Mặt hàng này của Nga ồ ạt vào Việt Nam, nhập khẩu tăng gần 500% trong tháng 5, là mặt hàng Nga xuất khẩu đầu thế giới

Trong năm 2022, Nga là nhà xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất thế giới.

Mặt hàng này của Nga ồ ạt vào Việt Nam, nhập khẩu tăng gần 500% trong tháng 5, là mặt hàng Nga xuất khẩu đầu thế giới

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 5 đạt 386.856 tấn, trị giá hơn 122,8 triệu USD, tăng 25,7% về lượng và tăng 11,9% về kim ngạch so với tháng trước đó. Tính chung trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 1.288.936 tấn phân bón các loại, trị giá hơn 458,3 triệu USD, giảm 16,9% về lượng và giảm 38,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Xét riêng về thị trường, Nga là một trong những nhà cung cấp đang tăng cường xuất khẩu loại hàng hóa này sang Việt Nam trong 3 tháng gần đây. Cụ thể, nhập khẩu phân bón từ Nga về Việt Nam trong tháng 5 đạt 35.805 tấn với trị giá 17,5 triệu USD, tăng 705% về lượng và tăng 476% về trị giá so với tháng 5/2022, lượng nhập khẩu cũng tăng mạnh 258% so với tháng 4/2023 và tăng 103% so với tháng 3/2023.

13c1-6754.png

Tính chung trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi hơn 32,2 triệu USD nhập khẩu phân bón Nga các loại với hơn 66.000 tấn.

Quảng cáo

Trong cả năm 2022, Nga chiếm tỉ trọng 11,9% trong tổng lượng nhập khẩu phân bón của Việt Nam. Đứng đầu là Trung Quốc với tỉ trọng chiếm 45%. So với năm 2021, giá trị nhập khẩu phân bón từ Nga đã tăng 36,9%.

Từ trước tới nay, phân bón được coi là một ngành công nghiệp quan trọng và có uy tín nhất của Nga. Trước năm 1990, sản lượng phân bón của Nga cao hơn tất cả các nước khác trên thế giới. Hiện nay Nga đứng thứ 2 trên thế giới với sản lượng phân kali chỉ sau Canada và là nước xuất khẩu phân bón lớn nhất trong năm 2022, mặt hàng này đã mang về cho Nga 12,5 tỷ USD, chiếm 15,1% thị phần của toàn thị trường.

Về sản lượng, sản lượng phân lân và phân đạm của Nga đứng thứ 4 trên thế giới. Với lượng sản xuất luôn ở mức dư thừa, Nga thường xuất khẩu mặt hàng này đến Đông Âu. Trong năm 2022, sản lượng phân bón của Nga đạt gần 23,5 triệu tấn, giảm khoảng 11% so với năm 2021, sản lượng phân kali giảm 32% trong khi phân đạm và phân lân đều tăng so với năm 2021.

Trong năm 2022, sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra và các nước phương Tây thực thi các lệnh trừng phạt đối với Nga, mặt hàng phân bón đã được miễn trừ khỏi lệnh trừng phạt để hỗ trợ an ninh lương thực, đặc biệt là cho các nước nghèo. Trong năm qua, phân bón đã được Nga tăng cường xuất khẩu sang các quốc gia như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

Về giá phân bón, trong khoảng 50 năm gần đây giá phân bón thế giới đã có ba lần tăng đột biến, đợt 1 vào năm 1973-1974, đợt 2 vào năm 2007-2008. Trong giai đoạn 2021 - 2022, thế giới chứng kiến đợt tăng giá thứ ba của phân bón với mức tăng “phi mã”. Nguyên nhân là do giá khí đốt tự nhiên (nguyên liệu chính cho hầu hết các loại phân đạm, chiếm từ 70% đến 90% chi phí sản xuất) tăng đột ngột đã dẫn đến tăng giá phân bón theo đà tăng mạnh, buộc nhiều nhà máy sản xuất phân bón phải đóng cửa. Đồng thời, xung đột Nga - Ukraine đã làm trầm trọng thêm tình hình nguồn cung phân đạm toàn cầu dẫn đến giá cả tăng vọt.

Tuy nhiên bước sang năm 2023, hiện giá phân bón đã bắt đầu giảm đến 30 - 50% tùy loại so với cuối năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu do các nhà sản xuất ở châu Âu mở rộng sản xuất nhờ giá nguyên, nhiên liệu đầu vào giảm khi nguồn khí đốt tự nhiên và nhập khẩu LNG dồi dào. Bên cạnh đó, nguồn cung có xu hướng gia tăng trở lại sau khi Trung Quốc bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu cũng ảnh hưởng đến diễn biến giá các loại phân bón.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025