Lo ngại suy thoái kinh tế đẩy hầu hết sàn chứng khoán châu Á đi xuống

Lợi suất trái phiếu Mỹ leo lên mức cao nhất nhiều năm qua và Fed vẫn không có dấu hiệu xoay chiều lập trường thắt chặt chính sách tiền tệ đã khiến cổ phiếu đi xuống và đồng USD mạnh lên.

Thị trường chứng khoán châu Á hầu hết đi xuống trong phiên giao dịch 21/10, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ leo lên mức cao nhất nhiều năm qua và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn không có dấu hiệu xoay chiều lập trường thắt chặt chính sách tiền tệ, nguyên nhân khiến cổ phiếu đi xuống và đồng USD mạnh lên.

Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 116,38 điểm (0,43%), xuống 26.890,58 điểm, do lo ngại về nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ sau các đợt tăng lãi suất mạnh tay. Đồng yen chạm mức thấp nhất trong 32 năm qua, gần chạm mức 150 yen/USD tại thị trường Tokyo.

Tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm phiên thứ ba liên tiếp do số liệu xuất khẩu yếu làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế. Đóng cửa phiên, chỉ số Kospi mất 4,97 điểm (0,22%), xuống 2.213,12 điểm.

Xuất khẩu của Hàn Quốc trong 20 ngày đầu tháng 10 giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước, báo hiệu lượng hàng hóa xuất khẩu hàng tháng của nước này có thể hướng đến mức giảm lần đầu tiên trong vòng hai năm.

Quảng cáo

Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai sàn giao dịch chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đồng loạt kết phiên trong "sắc đỏ."

Chỉ số Hang Seng tiếp tục kết thúc tuần giao dịch đi xuống do đà bán tháo trên toàn cầu được thúc đẩy bởi lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế, khi các ngân hàng trung ương đua nhau tăng lãi suất để chống lạm phát. Khép phiên , chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt mất 69,10 điểm (0,42%) và 3,88 điểm (0,13%), xuống 16.211,12 điểm và 3.038,93 điểm.

Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,88% trong phiên này, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ đầu năm vào phiên trước đó.

Shane Oliver, nhà kinh tế trưởng tại AMP Capital, nói: "Tất cả các yếu tố vĩ mô đều quá mong manh. Thị trường đang trong cuộc chiến giằng co giữa những nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội và những người tập trung vào bối cảnh khó khăn hiện tại."

Các nhà đầu tư lo ngại rằng việc tăng lãi suất khủng sẽ đẩy các nền kinh tế lớn vào suy thoái trước khi lạm phát được chế ngự, dẫn đến kết quả là đồng USD mạnh hơn có thể "tàn phá" các thị trường mới nổi.

Cùng ngày, tại thị trường Việt Nam, hàng loạt cổ phiếu giảm sàn khiến chỉ số thêm giảm sâu. Thêm vào đó, khối ngoại bán ròng mạnh cũng tạo thêm áp lực cho thị trường chung. Đóng cửa phiên 21/10, VN-Index giảm 38,63 điểm xuống 1.019,82 điểm, HNX-Index giảm 8,47 điểm xuống 217,41 điểm.

Theo Vietnam+ Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt

Ngân hàng Thế giới bổ sung vốn kỷ lục lên đến 100 tỷ USD cho phát triển toàn cầu

Số tiền khổng lồ sẽ được dùng để hỗ trợ 78 quốc gia có thu nhập thấp, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và ứng phó với Biến đổi Khí hậu.

WB: Lượng kiều hối toàn cầu tăng chậm đáng kể trong năm 2022 Nguyên nhân khiến WB cảnh báo về một thập kỷ mất mát của kinh tế thế giới