Liệu Trung Quốc mở cửa trở lại có cải thiện triển vọng kinh tế toàn cầu?

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại được coi là tin tức tốt lành đối với các nền kinh tế toàn cầu.

Theo bài viết trên báo The Business Times, việc Trung Quốc mở cửa trở lại là tin tức tốt lành đối với các nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lo ngại rằng điều đó có thể không đủ để làm thay đổi đà chậm lại của tăng trưởng toàn cầu trong năm 2023.

Ông Andrew Tilton, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương thuộc Goldman Sachs, cho biết mặc dù ngân hàng này tiếp tục dự báo mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu trung bình hàng năm dưới mức tiềm năng là 2,2% trong năm 2023, nhưng giờ đây họ có sự đồng thuận về mức dự báo cao hơn đối với hầu hết các nền kinh tế lớn.

Ông Tilton cho biết: “Những cập nhật gần đây của chúng tôi về tăng trưởng toàn cầu phản ánh động lực tăng trưởng mạnh mẽ hơn từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại, khả năng chống chọi của châu Âu trước cuộc khủng hoảng năng lượng (do mùa Đông ấm hơn dự kiến) và nền kinh tế Mỹ chứng tỏ khả năng phục hồi trước những động thái thắt chặt chính sách tiền tệ khi tác động của việc tăng lãi suất giảm dần trong năm 2023”. Ông bổ sung rằng còn nhiều cơ hội để triển vọng tăng trưởng toàn cầu được cải thiện.

Goldman Sachs đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2023 của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lên 0,6% và không còn cho rằng khu vực này sẽ xảy ra suy thoái. Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 5,2% trong năm 2023, trong khi Mỹ có thể chứng kiến mức tăng trưởng 1,4% - cao hơn mức dự kiến 0,3% và suy thoái kỹ thuật.

Tuy nhiên, ông Ajay Rajadhyaksha, Chủ tịch nghiên cứu toàn cầu thuộc Ngân hàng Barclays, cho rằng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 1,7% - một sự suy giảm lớn từ mức tăng trưởng hơn 6% năm 2021 và sụt giảm đáng kể từ mức tăng trưởng 3,2% dự kiến cho năm 2022.

Ông nhận định bất chấp việc Trung Quốc mở cửa trở lại và một số sáng kiến chính sách khuyến khích để tái thúc đẩy nền kinh tế, những tác động không đủ lớn để làm thay đổi triển vọng tăng trưởng toàn cầu nói chung.

Quảng cáo

Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 xuống còn 1,7%, từ mức dự báo trước đó là 3% do các điều kiện kinh tế ngày càng xấu đi.

Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 2023 sẽ là một năm khó khăn nữa đối với nền kinh tế toàn cầu khi lạm phát vẫn ở mức cao, và cơ quan này không thay đổi dự báo mức tăng trưởng 2,7% cho năm 2023.

Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Trung Quốc mang lại 30%-40% cho tăng trưởng toàn cầu. Nhưng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này giờ đây không còn đóng góp được như vậy nữa. Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - sẽ phải đối mặt với tác động kéo dài của chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh tay của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).

Sự yếu kém kinh tế sẽ được thể hiện rõ hơn ở các nền kinh tế nhạy cảm với lãi suất như Canada, Australia, New Zealand và Vương quốc Anh. Châu Âu cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm tăng trưởng này.

Nhu cầu chậm lại từ các nền kinh tế tiên tiến, lạm phát gia tăng và đồng USD vẫn mạnh là những khó khăn tiềm tàng đối với khu vực châu Á theo hướng xuất khẩu.

Bà Sue Trinh, đồng trưởng bộ phận chiến lược vĩ mô toàn cầu thuộc công ty quản lý tài sản Manulife Investment Management, đánh giá: “Châu Á-Thái Bình Dương sẽ khó thoát khỏi ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Chi tiêu tiêu dùng cũng có thể bị hạn chế bởi những đợt tăng lãi suất mạnh mẽ gần đây và lạm phát gia tăng”.

Bộ phận phân tích, dự báo và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc tập đoàn The Economist dự báo kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm 2023, thấp hơn so với xu hướng trước đại dịch là 4-5%. Ông Simon Baptist, nhà kinh tế trưởng của EIU, đánh giá Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) và Thái Lan là ba trường hợp ngoại lệ ở châu Á mà tăng trưởng năm 2023 sẽ nhanh hơn năm 2022 khi Đại lục mở cửa trở lại.

Bà Yue Su thuộc EIU phụ trách Trung Quốc nhận định việc thoát khỏi chính sách "Không COVID" đầy gập ghềnh, nhu cầu bên ngoài yếu, lĩnh vực bất động sản vẫn đang phải vật lộn với khó khăn và sự hỗ trợ chính sách không đủ có thể kéo dài tăng trưởng kinh tế thấp hơn xu hướng chung của Trung Quốc sang năm 2024.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu