Ngày thứ Sáu đen đã trở lại, tuy nhiên tại Mỹ, những vụ mua sắm giá trị cao, sôi động không còn.
Theo ước tính của các chuyên gia ngành bán lẻ, hàng triệu người Mỹ đã đến mua sắm tại các cửa hàng trong ngày thứ Sáu đen vừa rồi khi mà đại dịch COVID-19 căng thẳng và người ta trở lại với những thói quen trước đại dịch COVID-19.
Điều này trái ngược hoàn toàn với hai năm trước đây khi mà nhiều người bị mắc kẹt ở trong nhà và chỉ mua sắm trực tuyến.
Tuy nhiên, năm nay dù hoạt động đi lại đã trở lại bình thường thế nhưng nhiều hộ gia đình Mỹ cũng không dám mua sắm mạnh tay bởi họ gặp khó với giá khí đốt và giá thực phẩm leo thang nhanh chóng.
Những con số ban đầu cho thấy hoạt động mua sắm trầm lắng hơn năm ngoái rất nhiều. Riêng trong ngày Lễ Tạ ơn, người dân Mỹ chi tiêu 5,3 tỷ USD mua sắm trực tuyến, cao hơn 2,9% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu của Adobe Analytics. Adobe dự báo tổng giá trị chi tiêu mua sắm trực tuyến trong ngày thứ Sáu đen năm nay tại Mỹ ước tính khoảng từ 9 đến 9,2 tỷ USD, tăng 1 đến 3% so với cùng kỳ năm trước.
Vào ngày Lễ tạ ơn, nhiều cửa hàng tại Mỹ đóng cửa. Các doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ chuẩn bị cho khả năng doanh số bán lẻ tăng vọt trong ngày thứ Sáu. Doanh số bán lẻ xe ô tô được dự báo tăng 15% so với ngày thứ Sáu đen của năm ngoái, theo số liệu của Mastercard SpendingPulse.
Mastercard SpendingPulse tính toán cả doanh số bán lẻ ô tô tại cửa hàng và trực tuyến với dựa trên tất cả các hình thức thanh toán. Doanh số bán ô tô tại các cửa hàng vật lý được tính toán tăng khoảng 18% trong ngày thứ Sáu đen, còn con số này với hình thức mua trực tuyến được dự báo tăng 3,7%.
Giám đốc điều hành trung tâm mua sắm CBL & Associates Properties, ông Stephen Lebovitz, nhận xét tình hình diễn biến doanh số bán lẻ mới nhất khá sát với một ngày thứ Sáu đen bình thường mà các hãng từng trải qua trước đại dịch COVID-19.
Bắt đầu từ tháng 10/2022, nhiều hãng bán lẻ đã bắt đầu công bố những chương trình giảm giá lớn nhằm xả hàng tồn khi khi mà các yếu tố gây nghẽn chuỗi cung ứng hạ nhiệt. Tuy nhiên ngay cả việc giảm giá này cũng không đủ để kéo người tiêu dùng
Các hãng bán lẻ như Macy, Kohl và nhiều chuỗi bán lẻ khác công bố doanh số bán lẻ chững lại trong tháng 10 và khoảng thời gian đầu tháng 11 bởi nhiều người trì hoãn mua sắm, dù rằng những tuần gần đây, doanh số bán lẻ có nhích lên bởi thời tiết lạnh bao trùm khu vực Đông Bắc và nhiều vùng khác của Mỹ.
Ngày thứ Tư, đại học Michigan công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 11/2022, chỉ số này trong tháng giảm đến 5,2% so với tháng 10/2022 và giảm đến 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với tác động của lạm phát, tâm lý của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng bởi việc chi phí lãi vay leo thang, giá trị tài sản đi xuống và thị trường lao động suy yếu, giám đốc bộ phận thực hiện khảo sát của đại học Michigan – bà Joanne Hsu phân tích
Walmart, Target Corp, Best Buy, và Macy là nhóm những doanh nghiệp bán lẻ đã từng hạn chế rất nhiều hoạt động mua sắm trực tiếp trong đại dịch COVID-19, khi đó họ phải giảm bớt số lượng khách hàng ghé thăm cửa hàng bởi nhiều lý do y tế. Họ buộc phải sử dụng đến nhiều chương trình giảm giá trong thời gian dài, nhiều khi chương trình kéo dài cả ngày hoặc thậm chí một tuần.
Nhiều người tiêu dùng Mỹ giờ đây cũng không còn muốn mua sắm trực tiếp nữa. “Bất kỳ mặt hàng giảm giá nào cũng đều đã được bán trực tuyến từ trước đó cả tuần”, một người tiêu dùng Mỹ 25 tuổi chia sẻ. Cô và những người bạn của mình trước đây từng xếp hàng để vào mua sắm trực tiếp hàng năm thế nhưng giờ đây họ không làm như vậy nữa.