Lạm phát Mỹ tăng thấp hơn kỳ vọng, khả năng Fed hãm tốc độ nâng lãi suất gần hơn

Mức tăng lạm phát theo tháng như vậy thấp hơn so với mức 0,3% theo tính toán của các chuyên gia Dow Jones còn mức tăng hàng năm thì đúng như dự báo.

Trong tháng 10/2022, lạm phát tại Mỹ tiếp tục tăng tuy nhiên thấp hơn so với kỳ vọng, như vậy có thể thấy tình hình giá cả tại Mỹ đang bình ổn trở lại, theo số liệu do Bộ Thương Mại Mỹ công bố vào ngày thứ Năm.

Chỉ số chi phí giá cả tiêu dùng lõi, chỉ số không tính đến giá cả thực phẩm và năng lượng và cũng là chỉ số được Fed ưu tiên theo dõi, tăng 0,2% trong tháng và 5% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng theo tháng như vậy thấp hơn so với mức 0,3% theo tính toán của các chuyên gia Dow Jones còn mức tăng hàng năm thì đúng như dự báo.

Như vậy lạm phát tại Mỹ đã giảm 2 tháng liên tiếp, trong tháng 9/2022, lạm phát tại Mỹ tăng 0,5% so với tháng trước và 5,2% so với cùng kỳ năm.

Nếu tính cả giá thực phẩm và năng lượng, lạm phát toàn phần tăng 0,3% so với tháng trước và 6% so với cùng kỳ năm. Mức tăng theo tháng như vậy tương đương với mức tăng của tháng 9/2022 còn mức tăng theo năm giảm đáng kể so với mức 6,3%.

Bộ Thương mại Mỹ đồng thời công bố thu nhập cá nhân tăng 0,7% trong tháng, cao hơn so với dự báo 0,4% còn chi tiêu cá nhân tăng 0,8% đúng theo kỳ vọng.

Còn theo một báo cáo khác, chỉ số của ngành sản xuất tháng 11/2022 rơi xuống mức thấp nhất trong 2 năm.

Quảng cáo

Chỉ số ISM của ngành sản xuất Mỹ ở mức 49%, nó cho thấy về mức độ doanh nghiệp công bố tăng trưởng trong khoảng thời gian quý này. Mức này thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với ngưỡng của tháng 10/2022 và thấp nhất tính từ tháng 5/2020 trong những ngày đầu của đai dịch COVID-19.

Số lượng đơn đặt hàng chưa được thực hiện và đơn hàng nhập khẩu ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số. Chỉ số giá cả giảm 3,6% xuống mức 43%, như vậy rõ ràng lạm phát đang hạ nhiệt còn chỉ số việc làm đồng thời đi xuống, ghi nhận mức giảm 1,6% xuống 48,4%.

Thị trường tài chính Mỹ nhìn chung giảm điểm sau khi số liệu buổi sáng được công bố. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hạ hơn 250 điểm vào đầu phiên giao dịch còn chỉ số S&P 500 và Nasdaq giảm điểm thấp hơn.

Trưởng bộ phận đầu tư tại quỹ Independent Advisor Alliance, ông Chris Zaccarelli, nhận xét: “Số liệu công bố buổi sáng nay có thể coi như điểm sáng bởi nó cho thấy lạm phát tiếp tục hạ nhiệt. Nếu lạm phát không ngừng đi xuống, và thị trường sẽ tăng điểm bởi nhà đầu tư kết luận rằng Fed sẽ không cần phải nâng lãi suất cao đến vậy, hoặc giữ lãi suất trong thời gian dài như kỳ vọng trước đây”.

Dù rằng Fed áp dụng nhiều biện pháp để tính toán về lạm phát, Fed ưa chuộng chỉ số PCE bởi nó tính đến thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng ví như việc thay đổi các sản phẩm rẻ sang sản phẩm có giá cao hơn, điều này khác hoàn toàn so với chỉ số giá tiêu dùng, vốn alf chỉ số đo lường thay đổi về giá cả.

Theo các nhà hoạch định chính sách, lạm phát lõi có thể coi như biện pháp an toàn hơn để tính toán về giá thực phẩm và năng lượng bởi giá cả của hai loại mặt hàng này sẽ biến động nhiều hơn so với các mặt hàng khác.

Cũng trong ngày thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ công bố số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần gần nhất ước tính 225.000, giảm 16.000 so với tuần liền trước và dưới mức 235.000 theo tính toán của các chuyên gia.

Còn theo báo cáo việc làm khác của doanh nghiệp Challenger, Gray & Christmas, số lượng doanh nghiệp bị sa thải dự kiến tăng 127% trong tháng 11/2022 và tăng 417% so với cùng kỳ năm trước. Ngay cả khi số lượng người bị sa thải đột xuất tăng vọt đến như vậy, tổng số người bị sa thải từ đầu năm đến nay vẫn thấp nhất tính so với bất kỳ năm nào từ năm 1993.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần