Kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất hỗ trợ giá vàng

Chiều phiên ngày 13/3, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 2.934,08 USD/ounce, trong khi giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ giảm 0,1% xuống 2.943,70 USD/ounce.

111337-vang-giam-gia-sau-chuoi-tang-ky-luc.jpg
Trang sức vàng được bày bán tại tiệm kim hoàn ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Giá vàng tại thị trường châu Á tăng nhẹ vào phiên giao dịch 13/3, khi tình trạng bất ổn về thuế quan tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với các tài sản an toàn, trong khi dữ liệu lạm phát của Mỹ thấp hơn dự kiến làm gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất.

Chiều phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 2.934,08 USD/ounce, trong khi giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ giảm 0,1% xuống 2.943,70 USD/ounce.

Chuyên gia Edward Meir của Marex nhận định: "Ngưỡng 3.000 USD/ounce là mục tiêu hợp lý tiếp theo, có khả năng đạt được trong vài tháng tới. Dữ liệu Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2025 khá tích cực, nhưng tôi cho rằng tác động của việc tăng thuế vẫn chưa phản ánh đầy đủ trong chỉ số lạm phát".

Theo dữ liệu mới công bố, CPI của Mỹ tăng ít hơn dự kiến trong tháng trước. Tuy nhiên, mức cải thiện này có thể chỉ mang tính tạm thời, do thuế nhập khẩu cao mà Chính phủ Mỹ áp đặt có thể khiến giá hàng hóa tăng mạnh trong thời gian tới.

Quảng cáo

Lạm phát thấp tạo dư địa để Fed cắt giảm lãi suất, điều kiện thuận lợi cho vàng - tài sản không sinh lời.

Đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khơi mào một cuộc chiến thương mại khi tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc lên 20% và áp mức thuế 25% mới đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico.

Sau đó, ông Trump đã điều chỉnh lại quyết định này, cho phép gia hạn miễn thuế một tháng đối với hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA). Bên cạnh đó, ông cũng từ bỏ kế hoạch tăng gấp đôi thuế thép và nhôm nhập khẩu từ Canada lên 50%.

Các biện pháp thuế quan này được dự báo sẽ làm gia tăng lạm phát và bất ổn kinh tế, qua đó đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục 2.956,15 USD/ounce vào ngày 24/2.

Giới đầu tư hiện đang chờ đợi dữ liệu Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ, dự kiến công bố chiều cùng ngày, để có thêm manh mối về chính sách tiền tệ của Fed.

Phiên này, giá bạc giao ngay giảm 0,8% xuống 32,97 USD/ounce, giá bạch kim mất 0,7% còn 977,05 USD/ounce, còn giá palladium giảm 0,5% xuống 943,72 USD/ounce.

Tại Việt Nam, vào thời điểm 14 giờ 50 phút, Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng và vàng nhẫn ở mức 93,4 - 95 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), mức giá này tăng 850 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 900 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với đầu phiên sáng nay (lúc 9h00).

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết liệt thực hiện giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ xem xét, cho ý kiến về đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 4, 4 tháng đầu năm 2025 và một số nội dung khác nhằm chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025…

Thủ tướng: Khẩn trương đàm phán ký thỏa thuận mua bán khí Methanol trị giá 6 tỷ USD, tăng nhập khẩu nhiều mặt hàng, đề nghị Hoa Kỳ có giải pháp thuế đối ứng bằng 0... Thủ tướng thúc tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Giá vàng giảm gần 1% do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt

Giá vàng thế giới giảm gần 1% trong phiên giao dịch 29/4, khi những tín hiệu tích cực về việc hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến nhu cầu trú ẩn an toàn giảm bớt.

Sau một ngày rơi mạnh, giá vàng trong nước sáng 29/4 bật tăng trở lại 1 triệu đồng mỗi lượng GIá vàng SJC tăng 1,8 triệu đồng mỗi lượng trước nghỉ lễ

Giá vàng thế giới phục hồi nhờ lực cầu bắt đáy

Phiên 28/4, giá vàng đảo chiều tăng nhẹ nhờ lực cầu bắt đáy, giữa lúc thị trường tập trung vào các diễn biến liên quan đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và một loạt dữ liệu kinh tế sắp được công bố.

Giá vàng giảm hơn 1% do tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Giá vàng nhẫn, vàng SJC ngày 26/4 tăng, lên sát mốc cao lịch sử