Kỳ vọng chính phủ Mỹ chia rẽ giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm

Nhà đầu tư chứng khoán Mỹ tin rằng một chính phủ chia rẽ sẽ khó mang đến những thay đổi quá lớn vì vậy sự ổn định sẽ lớn hơn.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên ngày thứ Ba khi mà nhà đầu tư chờ đợi kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ, dự kiến nội bộ chính quyền Mỹ sẽ có rất nhiều sự chia rẽ.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên sáng trước khi chỉ số S&P 500 và Nasdaq rơi vào trạng thái suy giảm trong phiên chiều. Các chỉ số thị trường lại tăng điểm thêm lần nữa trước khi thị trường đóng cửa dù rằng thành quả tăng điểm liền trước đó phần nào mất đi.

Chỉ số S&P 500 tăng 21,31 điểm tương đương 0,6% lên 3.828,11 điểm; chỉ số Nasdaq tăng 51,68 điểm tương đương 0,5% lên 10.616,2 điểm.

Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 333,83 điểm tương đương 1% lên 33.160,83 điểm.

Sự lạc quan của nhà đầu tư trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ tăng cao. Theo nhận định của giới phân tích, nhiều khả năng sẽ có sự thay đổi về bên nắm kiểm soát Quốc hội Mỹ cũng như phát đi nhiều tín hiệu về cuộc bầu cử Mỹ sắp tới. Nhiều chuyên gia dự báo Đảng Cộng hòa sẽ nắm kiểm soát Hạ viện Mỹ, chính phủ Mỹ bị chia rẽ và nhiều khả năng không ít chương trình nghị sự của Tổng thống Biden sẽ phải chịu hạn chế.

Kết quả này vốn được coi như yếu tố hỗ trợ quan trọng cho thị trường chứng khoán bởi nó hạn chế bất ổn và kiềm chế quyền lực của cả hai đảng. “Nó sẽ khiến cho phía đang nắm quyền không còn nhiều quyền lực như trước, khó thực thi chính sách thay đổi lớn và hạn chế nhiều chương trình nghị sự”, trưởng bộ phận thu nhập cố định tại quỹ Mediolanum International Funds – ông Charles Diebel nói.

Khoảng thời gian 1 năm sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ thường mang đến lợi nhuận cao trên thị trường chứng khoán Mỹ bởi một chính phủ chia rẽ thường dễ đoán về chính trị, theo phân tích của trưởng bộ phận nghiên cứu về vĩ mô tại quỹ State Street Global Advisors – ông Elliot Hentov. Sau các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ suốt từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai, chỉ số S&P 500 đã không ngừng tăng, theo phân tích của các chuyên gia ngân hàng Deustche Bank.

Quảng cáo

“Sẽ hoàn toàn không phải là phóng đại nếu nói rằng các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có thể coi như tín hiệu mua tốt nhất cho thị trường”, trưởng bộ phận chiến lược tín dụng tại ngân hàng Deustche Bank – ông Jim Reid nhận định.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng rằng bất kỳ sự lạc quan nào cũng sẽ vẫn phải chịu hạn chế khi mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn tiếp tục nâng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát và kinh tế toàn cầu chững lại. Lợi nhuận doanh nghiệp nhiều khả năng cũng sẽ giảm nghiêm trọng.

Trừ khi kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ có những yếu tố bất thường, còn nếu không sự quan tâm của nhà đầu tư sẽ nhanh chóng chuyển sang báo cáo lạm phát Mỹ vào ngày thứ Năm cũng như tác động của nó lên chính sách của Fed, các chuyên gia phân tích nhận định. Chuyên gia tại tổ chức quản lý quỹ Kingsview Partners, ông Paul Nolte, dự báo số liệu lạm phát sẽ có ảnh hưởng lớn hơn lên tâm lý nhà đầu tư.

Trên thị trường hàng hóa, giá dầu giảm khi mà những niềm hy vọng về khả năng Trung Quốc nới lỏng kiểm soát COVID-19 giảm đi.

Cổ phiếu các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và doanh nghiệp Trung Quốc tăng lên khi mà truyền thông Trung Quốc loan tin giới chức sẽ có thể nới lỏng biện pháp kiểm soát COVID-19 sớm hơn so với kỳ vọng. Tuy nhiên giới chức đã nhanh chóng phủ nhận các thông tin đó, niềm hy vọng của nhà đầu tư vì vậy bị dập tắt. Bắc Kinh đang cân nhắc về động thái như vậy thế nhưng hành động vô cùng thận trọng và cho đến nay chưa hề đưa ra

Giá dầu giảm hơn 2USD trong phiên giao dịch ngày thứ Ba bởi những nỗi lo lớn dần về nhu cầu nhiên liệu khi mà tình hình đại dịch COVID-19 trở nên căng thẳng hơn tại Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, ngoài ra thị trường cũng xuất hiện tâm lý băn khoăn về kết quả của cuộc bầu cử Mỹ giữa nhiệm kỳ.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 1/2023 giảm 2,56USD/thùng tương đương 2,6% xuống 95,36USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giảm 2,88USD/thùng tương đương 3,14% xuống 88,91USD/thùng.

“Thị trường bước vào phiên giao dịch với mức độ hoài nghi nhất định liên quan đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, nhà đầu tư thực hiện giao dịch cổ phiếu với trạng thái tâm lý chờ đợi”, giám đốc bộ phận năng lượng tương lai tại Mizuho ở New York – ông Bob Yawger phân tích.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chính phủ Mỹ xem xét nới lỏng tác động của thuế ô tô

Mỹ sẽ công bố kế hoạch giảm bớt tác động của thuế ô tô vào ngày 29/4 (giờ địa phương), bằng cách miễn một số loại thuế áp lên linh kiện nước ngoài được lắp ráp trong các xe sản xuất nội địa.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực

Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người

IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.

Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc Hàn Quốc: Chủ tịch 4 tập đoàn lớn họp khẩn để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ Ứng dụng Temu có thể bị chặn nếu chưa hoàn thành đăng ký trong tháng 11

Shein Group của Trung Quốc tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ

Công ty thời trang nhanh Shein Group Ltd. của Trung Quốc vừa tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ, từ váy áo đến đồ dùng nhà bếp, trước khi các mức thuế mới nhập khẩu giá trị nhỏ chính thức có hiệu lực.

Shein vs Temu: 2 doanh nghiệp Trung Quốc đồng hương đại chiến để tranh giành thị trường Mỹ Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ