Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

073811-fed-cong-bo-khoan-lo-hoat-dong-lon-nhat-tu-truoc-den-nay.jpg
Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo mạng nhật báo Trung Quốc (chinadaily.com.cn), dựa trên kinh nghiệm lịch sử, sự thay đổi chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có tác động lớn đến xu hướng kinh tế toàn cầu. Việc ngân hàng này điều chỉnh chính sách lãi suất có thể tác động nhiều mặt đến kinh tế thế giới. Do đó, tất cả các nền kinh tế trên thế giới phải chuẩn bị cho việc cắt giảm lãi suất của Fed trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tuần trước, cả biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 7/2024 của Fed và bài phát biểu của Chủ tịch Fed đều đưa ra những tín hiệu rõ ràng rằng chính sách tiền tệ của Mỹ sắp thay đổi. Việc cắt giảm lãi suất của Fed có thể tác động đến nền kinh tế thế giới trên nhiều lĩnh vực như tài chính và thương mại, do đó các nước cần đề phòng và chuẩn bị kỹ cho điều này.

Ngày 23/8, Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố tại hội nghị chuyên đề kinh tế thường niên ở Jackson Hole rằng, thời điểm điều chỉnh chính sách tiền tệ đã đến và định hướng chính sách đã rõ ràng, “thời điểm và tốc độ cắt giảm lãi suất sẽ phụ thuộc vào dữ liệu, những thay đổi trong triển vọng và sự cân bằng rủi ro trong tương lai”. Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 7/2024 cũng cho thấy đại đa số đại biểu tham dự cho rằng việc cắt giảm lãi suất vào tháng Chín tới "có thể là phù hợp”.

Từ tháng 3/2022 đến tháng 7/2023, Fed đã tăng lãi suất 11 lần liên tiếp, với tỷ lệ tăng lũy kế đạt 5,25 điểm phần trăm. Trong năm tiếp theo, Fed duy trì phạm vi mục tiêu cho lãi suất chủ chốt ở mức 5,25%-5,5%, mức cao nhất trong 23 năm. Kể từ đầu năm đến nay, lực cản đối với nền kinh tế Mỹ từ mức lãi suất cao ngày càng trở nên rõ ràng và các thể chế thị trường liên tục kêu gọi ngân hàng này cắt giảm lãi suất.

Các tin tức được đưa ra đã khiến thị trường chắc chắn hơn về sự thay đổi chính sách tiền tệ của Fed, cho rằng “trừ khi có bất ngờ lớn, Fed rất có thể sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9/2024". Tuy nhiên, một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ còn tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế của Mỹ. Đồng thời, dựa trên kinh nghiệm lịch sử, sự thay đổi chính sách tiền tệ của Fed có tác động lớn hơn đến xu hướng kinh tế toàn cầu. Một khi Fed cắt giảm lãi suất, sẽ có thể có tác động về nhiều mặt đối với kinh tế thế giới.

101846-chu-tich-jerome-powell-fed-van-tang-lai-suat-neu-hop-ly.jpg
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell trong cuộc họp báo ở Washington DC., ngày 1/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN

 

*Làm trầm trọng thêm biến động của thị trường tài chính

Quảng cáo

Ngày 31/7/2019, Fed công bố cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Đây là lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed kể từ tháng 12/2008. Sau khi Fed cắt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm mạnh hai ngày liên tiếp, kéo theo sự sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm 5% .

Hiện tượng này cho thấy rằng mặc dù việc cắt giảm lãi suất về mặt lý thuyết giúp giải phóng thanh khoản, nhưng nó cũng có thể làm tăng lợi thế thương lượng trong tay các nhà đầu tư trên thị trường và mua được tài sản chất lượng cao với giá thấp trên khắp thế giới, điều này có thể dễ dàng làm trầm trọng thêm tính biến động thị trường và tăng rủi ro đầu tư.

Đồng thời, việc cắt giảm lãi suất của Fed đã làm giảm sức hấp dẫn của đồng USD. Trong chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed, tỷ giá hối đoái của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác biến động đáng kể.

*Tác động đến sự phục hồi của thương mại quốc tế

Những thay đổi về tỷ giá hối đoái do cắt giảm lãi suất sẽ không chỉ ảnh hưởng đến chi phí thanh toán trong thương mại quốc tế mà còn có thể gây ra sự gia tăng dòng vốn và thay đổi dự trữ ngoại hối. Sự mất giá của đồng USD có thể tác động đến thị trường xuất khẩu của các nước khác. Đồng USD yếu hơn có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng thương mại, đặc biệt là đối với các quốc gia cạnh tranh với hàng xuất khẩu của Mỹ.

Ngoài ra, biến động tỷ giá cũng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và quyết định đầu tư của các công ty đa quốc gia, đồng thời tác động đến sự ổn định của chuỗi cung ứng và chuỗi công nghiệp toàn cầu.

*Tăng nguy cơ bong bóng tài sản toàn cầu

Việc cắt giảm lãi suất thường đi kèm với chi phí vốn thấp hơn và tính thanh khoản tăng lên, điều này có thể khiến các nhà đầu tư tìm kiếm các kênh đầu tư có lợi nhuận cao hơn, từ đó đẩy giá tài sản lên cao. Tuy nhiên, sự gia tăng giá tài sản này phần lớn dựa trên hoạt động đầu cơ và bong bóng hơn là hỗ trợ giá trị thực tế. Một khi niềm tin thị trường bị lung lay hoặc môi trường lãi suất thay đổi, bong bóng tài sản có thể vỡ nhanh chóng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho thị trường tài chính và nền kinh tế.

Việc cắt giảm lãi suất của Fed cũng sẽ có tác động đến mức nợ toàn cầu. Một mặt, việc cắt giảm lãi suất có thể kích thích tăng trưởng kinh tế toàn cầu và hoạt động đầu tư, từ đó làm tăng nhu cầu nợ; mặt khác, việc cắt giảm lãi suất cũng có thể khiến một số quốc gia vay nợ quá mức, từ đó làm tăng rủi ro nợ toàn cầu.

Trong lịch sử, mỗi khi đến giai đoạn cắt giảm lãi suất, thanh khoản đồng USD được giải phóng thường đổ ra như lũ, mua vào các tài sản chất lượng cao giá rẻ từ các nền kinh tế khác, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển trên khắp thế giới. Quá trình này thường đi kèm với tình trạng bất ổn chính trị ở các khu vực và quốc gia liên quan cũng như tình hình an ninh khu vực căng thẳng.

Do vậy, khi cuộc họp chính sách tiền tệ thường kỳ của Fed vào tháng Chín đến gần, tất cả các quốc gia trên thế giới không chỉ phải chuẩn bị cho việc cắt giảm lãi suất của Fed trong các lĩnh vực kinh tế và tài chính, mà còn phải duy trì mức độ cảnh giác cao độ trong các lĩnh vực khác.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu

Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4) Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó, sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4.

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực

Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Ngày 9/4, mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã chính thức có hiệu lực.

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ