Kinh tế Mỹ tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý 4/2023, thoát suy thoái ngoạn mục

Theo báo cáo mới nhất, GDP Mỹ tăng 3,3% trong quý 4/2023, vượt dự báo của Phố Wall là 2%.

Kinh tế Mỹ tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý 4/2023, thoát suy thoái ngoạn mục

Theo báo cáo của Bộ Thương Mại Mỹ vào hôm thứ Năm, GDP của nền kinh tế số 1 thế giới tăng 3,3% trong quý 4/2023, dựa trên dữ liệu được điều chỉnh theo mùa và theo lạm phát.

Con số này giảm so với mức tăng trong quý 3/2023 là 4,9% nhưng cao hơn ước tính của Phố Wall là 2%, cho thấy nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự kiến khi Mỹ dễ dàng vượt qua một cuộc suy thoái mà nhiều người cho rằng là không thể tránh khỏi.

GDP của Mỹ trong cả năm 2023 tăng 2,5%, vượt xa triển vọng của Phố Wall vào đầu năm.

us-187.jpg
GDP Mỹ quý 1/2021-quý 4/2023 (Nguồn: Cục Phân tích kinh tế của Bộ Thương mại Mỹ)

Tốc độ chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ đã giúp thúc đẩy tăng trưởng. Chi tiêu tiêu dùng cá nhân tăng 2,8% trong quý 4 năm ngoái, chỉ giảm nhẹ so với quý trước đó.

Chi tiêu của chính quyền các bang và địa phương cũng đóng góp phần lớn khi chứng kiến mức tăng 3,7%, bên cạnh mức tăng 2,5% trong chi tiêu của chính phủ liên bang. Tổng đầu tư của khu vực tư nhân tăng 2,1% và là một yếu tố quan trọng khác đóng góp vào quý 4 tăng trưởng mạnh mẽ.

Về khía cạnh lạm phát, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong năm 2023 tăng 2,7%, giảm so với mức 5,9% của năm 2022. Trong đó, PCE lõi, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, tăng 3,2% trong năm ngoái, giảm so với 5,1% của năm trước đó.

Quảng cáo

Tỷ lệ lạm phát đều thấp hơn nhiều so với quý trước. Lạm phát lõi (lạm phát cơ bản) cơ bản – thước đo lạm phát dài hạn ưa thích Cục Dự trữ Liên bang, đã tăng 2% trong quý 4, trong khi tỷ lệ lạm phat toàn phần là 1,7%.

Thị trường phản ứng khiêm tốn đối với báo cáo này. Hợp đồng tương lai chứng khoán tăng nhẹ trong khi lãi suất trái phiếu kho bạc giảm. Nhưng cả thị trường chứng khoán và trái phiếu Mỹ đều tăng điểm – một dấu hiệu cho thấy Phố Wall tin rằng nền kinh tế vẫn đang hướng tới “hạ cánh mềm” với mức tăng trưởng ổn định và lạm phát thấp hơn.

Báo cáo GDP kết thúc một năm mà hầu hết các nhà kinh tế gần như chắc chắn rằng Mỹ có thể ít nhất sẽ bước vào một cuộc suy thoái nhẹ. Ngay cả Fed cũng đã dự đoán nền kinh tế sẽ “co” nhẹ do áp lực trong ngành ngân hàng vào tháng 3 năm ngoái.

Tuy nhiên, tiêu dùng và thị trường lao động mạnh mẽ đã giúp thúc đẩy nền kinh tế trong suốt cả năm, khiến Fed liên tục tăng lãi suất nhằm giảm lạm phát.

Bước sang năm 2024, hy vọng thoát khỏi suy thoái kinh tế đã chuyển biến khi thị trường dự đoán Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong khi lạm phát tiếp tục quay trở lại mục tiêu 2%.

Tuy nhiên, vẫn còn lo ngại rằng nền kinh tế phải đối mặt với nhiều thách thức hơn ở phía trước.

Một số lo lắng xoay quanh tác động chậm trễ của chính sách tiền tệ, đặc biệt là 11 lần tăng lãi suất với tổng 5,25 điểm phần trăm mà Fed đã phê duyệt từ tháng 3/2022 đến tháng 7/2023.

Những lo lắng khác xoay quanh việc người tiêu dùng có thể tiếp tục chi tiêu trong bao lâu khi tiền tiết kiệm giảm dần và gánh nặng nợ lãi cao chồng chất. Đáng chú ý, chi tiêu thâm hụt của chính phủ đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng, với tổng số nợ liên bang ở mức 34 nghìn tỷ USD và còn tăng thêm. Thâm hụt ngân sách đã lên tới hơn 500 tỷ đô la trong ba tháng đầu năm tài chính 2024.

Ngoài ra còn có những lo ngại về chính trị khi Mỹ bước vào trung tâm của chiến dịch bầu cử tổng thống, cùng những lo ngại về địa chính trị với bạo lực ở Trung Đông và cuộc xung đột Ukraine.

Theo CNBC, FT

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025