Kinh tế Mỹ chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật

Nền kinh tế Mỹ trong quý 2 đã suy giảm với tốc độ chậm hơn so với dự báo trước đó, nhưng vẫn có các tiêu chí về suy thoái kỹ thuật do lạm phát hoành hành và lãi suất cao.

Theo tờ FoxBussiness, hôm 25/8, Bộ Thương mại Mỹ cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã giảm 0,6% trong quý thứ 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này thấp hơn mức giảm 0,9% được báo cáo ban đầu.

GDP của Mỹ trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay đã giảm 1,6% - mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2020 trong bối cảnh kinh tế chìm sâu trong cuộc suy thoái do đại dịch COVID-19 gây ra.

Theo Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER), suy thoái kỹ thuật là khi trong 2 quý liên tiếp, quốc gia đó có mức tăng trưởng kinh tế âm với tỷ lệ thất nghiệp cao, tăng trưởng GDP thấp hoặc âm, thu nhập giảm và doanh số bán lẻ chậm lại.

Khi hoạt động kinh tế trên khắp đất nước ghi nhận tình trạng suy giảm đáng kể và kéo dài hơn một vài tháng, nền kinh tế sẽ chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật. Tuy nhiên, NBER có thể chưa xác nhận điều này ngay lập tức, vì cơ quan này thường đợi đến một năm để cân nhắc. NBER cũng nhấn mạnh họ cần xem xét nhiều dữ liệu GDP hơn để xác định liệu nền kinh tế có suy thoái hay không, chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp và chi tiêu tiêu dùng vốn vẫn tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm. Các nhà phân tích cũng xem xét hoạt động kinh tế suy giảm ở mức độ nào.

“Do đó, trên thực tế, GDP có thể giảm tương đối ít trong 2 quý liên tiếp nhưng chưa chắc chắn xác định nền kinh tế đó rơi vào suy thoái kỹ thuật”, NBERcho biết trên trang web. Hội đồng này cũng không họp thường xuyên, trong khi quyết định được đưa ra cần tất cả các thành viên xác nhận.

Quảng cáo

Đợt suy thoái mới nhất của nền kinh tế Mỹ bắt nguồn từ một số yếu tố như hàng tồn kho tư nhân, đầu tư vào khu dân cư và nhà ở, chi tiêu của chính phủ liên bang, tiểu bang và địa phương đều sụt giảm. Những khoản này được bù đắp khi xuất khẩu ròng cũng như chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ gia tăng, vốn chiếm 2/3 GDP.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng đang chi tiêu ít hơn nhiều so với mùa đông. Cụ thể, chi tiêu tiêu dùng cá nhân chỉ tăng 1% trong giai đoạn lạm phát cao kéo dài, làm giảm sức mua của người Mỹ.

Theo giới chuyên gia, báo cáo này có thể thúc đẩy cuộc khủng hoảng chính trị đối với Tổng thống Joe Biden và khiến việc hoạch định chính sách của Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) thêm phức tạp. Giới chức đang cân nhắc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát mà không đè bẹp tăng trưởng kinh tế.

Các nhà hoạch định chính sách của FED đã nâng lãi suất chuẩn lên 75 điểm cơ bản vào tháng 6 và tháng 7 lần đầu tiên kể từ năm 1994. Giới phân tích cảnh báo có thể có một đợt tăng lãi suất nữa vào tháng 9, tùy thuộc vào dữ liệu kinh tế sắp tới.

Vào tháng trước, ông Jerome Powell - Chủ tịch FED) – cho hay ông không tin nền kinh tế Mỹ đang suy thoái.

“Tôi không nghĩ kinh tế Mỹ đang suy thoái. Lý do là có rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đang hoạt động quá tốt. Đây là một thị trường lao động rất mạnh. Với những dấu hiệu này, nền kinh tế sẽ không thể rơi vào tình trạng suy thoái”, ông Powell nói.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc