Kinh tế Đức sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm

Báo cáo mới nhất của Bộ Kinh tế và Bảo vệ môi trường nước này cho biết, nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể rơi vào tình trạng trì trệ hoặc thậm chí suy thoái trong nửa cuối năm nay.

Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn báo cáo mới nhất của Bộ Kinh tế và Bảo vệ môi trường nước này cho biết, nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể rơi vào tình trạng trì trệ hoặc thậm chí suy thoái trong nửa cuối năm nay.

Theo báo cáo, trong nửa đầu năm 2022, nền kinh tế Đức có sự phục hồi nhẹ và đạt tăng trưởng 0,1% trong quý 2/2022. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng trong nửa cuối năm đã trở nên mờ nhạt.

Về công nghiệp, cả sản lượng sản xuất công nghiệp và các đơn đặt hàng mới đều giảm trong tháng 7/2022; triển vọng những tháng tới cũng giảm. Về bán lẻ, dù doanh số bán lẻ phục hồi trong tháng 7/2022 nhưng tâm trạng tiêu dùng của người dân tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh mặt bằng giá cả tăng mạnh. Lĩnh vực ngoại thương cũng phát triển yếu, giá trị xuất khẩu giảm nhiều hơn nhập khẩu.

Tỷ lệ lạm phát đã tăng trở lại trong tháng 8/2022 với mức 7,9%. Trong tháng 9/2022, gói hỗ trợ giảm giá nhiên liệu và vé tháng phương tiện công cộng 9 euro không còn hiệu lực nên dự kiến tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng. Báo cáo cũng cho biết, nhìn chung cú sốc giá năng lượng do nguồn cung khí đốt từ Nga giảm mạnh đang ngày càng ảnh hưởng nhiều hơn đến nền kinh tế Đức.

Quảng cáo

Hiện tại, Đức có thể đối phó tốt hơn với việc Nga ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) so với vài tháng trước, vì các nhà cung cấp khác đã tăng cường cung cấp khí đốt cho Đức.

Các kho dự trữ khí đốt của Đức đang tiếp tục gia tăng khối lượng dự trữ. Nhưng giá khí đốt cao dẫn đến những thiệt hại cho doanh nghiệp và cả phúc lợi xã hội. Giá cao làm cho nhiều chu trình sản xuất không có lãi và làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm được sản xuất ra.

Nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng hiện lo ngại giá điện và giá khí đốt sẽ tiếp tục tăng. Trong bối cảnh đó, không thể loại trừ khả năng nền kinh tế sẽ trì trệ hoặc suy thoái trong nửa cuối năm 2022.

Bên cạnh những khó khăn cũng có một số tín hiệu tích cực. Một số dấu hiệu cho thấy chuỗi cung ứng toàn cầu đang có sự phục hồi. Số lượng các doanh nghiệp phàn nàn về tình trạng thiếu nguyên liệu đã giảm đáng kể trong tháng 8/2022.

Đồng thời, bất chấp những bất ổn toàn cầu, thị trường lao động Đức đã ổn định trở lại và nhu cầu lao động vẫn ở mức cao.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro