Kim ngạch xuất khẩu tôm sẽ không đạt 4 tỷ USD như mục tiêu ban đầu

“Trong bối cảnh tình hình thị trường rất khó khăn nên kim ngạch xuất khẩu tôm năm nay có thể không đạt 4 tỷ USD, nhưng chắc chắn sẽ có doanh số xấp xỉ mức này”, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nói.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Xuất khẩu tôm kỳ vọng vào các tháng cuối năm

Nửa đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt chỉ hơn 1,5 tỷ USD, giảm gần 32% so với cùng kỳ năm 2022. Hầu hết các thị trường xuất khẩu chủ lực đều giảm 2 con số. Trong đó, giảm mạnh nhất là EU, đạt 193 triệu USD, giảm xấp xỉ 50% so với cùng kỳ năm trước, tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch đạt 299 triệu USD, giảm đến 38%, Nhật Bản đạt 236 triệu USD, giảm 29%, Hàn Quốc đạt 166 triệu USD, giảm 28%, Trung Quốc đạt 281 triệu USD giảm ít nhất 15%.

Nhận định về thị trường xuất khẩu tôm trong nửa đầu năm nay, ông Lê Thanh Hòa, Phó cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường kiêm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng, nhìn tổng thể bức tranh xuất khẩu tôm chỉ toàn gam màu xám xịt, nhưng về xu thế từ nay đến cuối năm chắc chắn sẽ có sự tăng trưởng, vì có những tín hiệu cho thấy thị trường đang ấm dần lên như lạm phát và phục hồi kinh tế đang chuyển dịch.

“Hy vọng, trong năm nay các thị trường nhập khẩu sẽ gia tăng nhu cầu vào các tháng cuối năm, đặc biệt, khi tình hình kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi”, ông Hòa nói.

Phân tích về các thị trường chủ lực tiêu thụ tôm Việt Nam trong nửa đầu năm 2023, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, trong năm 2022, thị trường Hoa Kỳ đã góp một tỷ trọng rất đáng kể đối với xuất khẩu tôm, nhưng 6 tháng đầu năm nay xuất khẩu sang thị trường này giảm rất mạnh. Tiếp đến thị trường EU và Hàn Quốc đều có sự sụt giảm, nhưng Hàn Quốc giảm không nhiều và vẫn giữ được mức độ tiêu thụ mặc dù giá giảm. Đối với thị trường Nhật Bản mặc dù đã giảm sút so với các năm trước nhưng Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm số 1 cho thị trường này.

Năm 2023, giá tôm ở các thị trường đều giảm, đặc biệt, thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc giảm rất mạnh, dẫn đến nhiều khó khăn cho tôm Việt Nam. Tuy nhiên, với những thông tin và những dấu hiệu cũng như qua theo dõi tình hình xuất khẩu tôm, VASEP nhận thấy có các yếu tố:

Thị trường sẽ có những dấu hiệu tốt hơn, đó là các nước ở Nam bán cầu sắp kết thúc vụ thu hoạch tôm trong khi các nước ở Bắc bán cầu như Việt Nam, Ấn Độ bắt đầu vào vụ thu hoạch, có thể đây là yếu tố giúp các nước này cung cấp một lượng tôm ra thị trường cho giai đoạn cuối năm.

Quảng cáo

Mặt khác, hàng tồn kho ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ bắt đầu giảm và có dấu hiệu mua tôm trở lại, tuy vẫn còn thấp so với năm 2022, nhưng bắt đầu có chỉ số nhập nhiều hơn. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam bán tôm vào Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm giá trị gia tăng nên phụ thuộc rất lớn vào tập quán tiêu dùng của thị trường này. Từ tháng 4, tháng 5 đã xuất hiện nhu cầu tăng lên và các lễ hội cuối năm là cơ hội thúc đẩy xuất khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ và một số thị trường khác.

Hoạt động xúc tiến thương mại phải đúng mục tiêu

Dẫn thống kê của VASEP, ông Hòe cho biết, nửa đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu tôm Việt Nam khá ít nhưng mua tôm của Ecuador, Ấn Độ với khối lượng rất lớn, các tỉnh lớn như: Quảng Đông, Triết Giang, Sơn Đông, Thiên Tân và Phúc Kiến đã mua tôm từ hai quốc gia này với tỷ trọng cao.

“Năm 2022, Trung Quốc chi khoảng 2,1 tỷ USD để mua 336.000 tấn tôm từ Ecuador và Ấn Độ, với giá bình quân 6,4 USD/kg. Nửa đầu năm 2023, Trung Quốc đã chỉ khoảng 2,8 tỷ USD, để nhập khoảng 500.000 tấn tôm từ Ecuador và Ấn Độ, và giá nhập khẩu bình quân đã xuống còn 5,34 USD/kg. Như vậy, các nước mạnh về tôm đã xuất khẩu rất nhiều tôm vào Trung Quốc với mức giá rất rẻ, nên sản lượng tăng xấp xỉ 50% nhưng doanh thu chỉ tăng khoảng 30%”, ông Hòe nói.

Thời gian qua, tôm Việt Nam chịu sức ép rất lớn về giá cả tại các thị trường xuất khẩu, và sau khi Ecuador qua vụ thu hoạch tôm sẽ không còn lợi thế. Đây sẽ là yếu tố làm cho giá tôm bắt đầu tăng lên vì rơi vào thời điểm nhu cầu tiêu thụ của thị trường tăng lên, cũng là thời điểm Việt Nam vào vụ thu hoạch tôm.

Thị trường đang có những tín hiệu tốt hơn trong các tháng cuối năm, và vấn đề của các doanh nghiệp là làm sao tiếp tục cầm cự thêm một thời gian nữa, chờ đợi sự phục hồi của các thị trường vào mùa lễ hội cuối năm để cung cấp tôm.

Trong bối cảnh tình hình thị trường rất khó khăn nên kim ngạch xuất khẩu tôm năm nay có thể không đạt 4 tỷ USD, nhưng chắc chắn sẽ có doanh số xấp xỉ mức này, ông Hòe đưa ra dự báo.

Để tăng xuất khẩu tôm, sắp tới, VASEP sẽ tập trung vào vấn đề tiếp thị cũng như quảng bá sản phẩm vào thị trường Trung Quốc. Ở Hoa Kỳ chờ đợi sự phục hồi của thị trường, khi mà kênh đặt hàng sắp tới hoạt động trở lại. Đối với thị trường Nhật Bản, tôm Việt Nam vẫn là chọn lựa khi thị trường này phục hồi.

Tuy nhiên, muốn thâm nhập vào thị trường Trung Quốc một cách ổn định, ông Hòe đề nghị các tham tán thương mại tại đây giới thiệu các nhà tư vấn giỏi của nước sở tại, giúp xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại mang tính chất lâu dài cho xuất khẩu tôm nói riêng và thủy sản nói chung.

“Trung Quốc là thị trường rộng lớn và hết sức quan trọng, nhập khẩu tôm phải hơn 18 tỷ USD/năm, với đặc điểm khác nhau của từng địa phương, cần được phân lập và có những thông tin tương đối cụ thể, để từ đó có những hoạt động xúc tiến thương mại đúng mục tiêu. Việt Nam thuận lợi về điều kiện địa lý nếu làm tốt khâu quảng bá chắc chắn có thể chinh phục được thị trường này làm gia tăng giá trị xuất khẩu”, ông Hòe nói.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giải mã thông điệp được gửi gắm trong bộ sưu tập Vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI

Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, hệ sinh thái sản phẩm vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI còn chứa đựng những thông điệp tinh thần độc đáo, gợi mở hành trình chinh phục thành công và thịnh vượng trong năm mới.

Giá vàng thế giới nối dài đà tăng Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Giá dầu chạm mức cao nhất 4 tháng do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga

Giá dầu phiên 13/1 đạt mức cao nhất trong bốn tháng, chủ yếu do dự đoán rằng các lệnh trừng phạt mở rộng của Mỹ đối với dầu Nga sẽ buộc khách mua ở Ấn Độ và Trung Quốc tìm kiếm các nguồn cung khác.

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu Giá dầu thế giới tăng trước thời tiết lạnh ở Mỹ và châu Âu

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu

Giá dầu gần như đi ngang trong phiên giao dịch 9/1 tại châu Á giữa dự đoán nhu cầu nhiên liệu mùa Đông cao và mức tăng lớn trong lượng nhiên liệu dự trữ của Mỹ cũng như những lo ngại về kinh tế vĩ mô.

Lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu đi lên Giá dầu châu Á phục hồi nhờ nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng

Giá dầu thế giới giảm do các số liệu kinh tế thiếu lạc quan từ Mỹ và Đức

Giá dầu thế giới giảm trong phiên giao dịch biến động 6/1 do một số tin tức kinh tế khá bi quan từ Mỹ và Đức làm lu mờ sự hỗ trợ từ đồng USD suy yếu và dự báo nhu cầu sưởi ấm tăng cao do bão mùa Đông.

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới Giá dầu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2024