Khách châu Âu không còn muốn hàng Made in China, công ty Trung Quốc tìm đến "cứu tinh": Phải có nhà máy ở Việt Nam

Khi nói đến tương lai của doanh nghiệp, Norman Cheng coi việc đa dạng hóa hoạt động sản xuất ngoài Trung Quốc và đặt nhà máy ở Việt Nam là giải pháp cần thiết.

Khách châu Âu không còn muốn hàng Made in China, công ty Trung Quốc tìm đến "cứu tinh": Phải có nhà máy ở Việt Nam

Cần phải có nhà máy ở Việt Nam

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Cheng dự định mở một nhà máy thông minh ở Việt Nam vào năm tới, dự án trị giá 30 triệu USD bao gồm tự động hóa và về cơ bản sẽ là tương tự nhà máy mà ông đã mở vào tháng trước tại tỉnh Quảng Đông, trung tâm sản xuất phía nam Trung Quốc.

Quyết định của một trong những nhà sản xuất mũ bảo hiểm lớn nhất thế giới, Strategy Sports, đã được cân nhắc trong một thời gian dài.

Động thái này là một nỗ lực có chủ ý và chiến thuật để phòng ngừa rủi ro địa chính trị ngày càng tăng và giữ chân các khách hàng phương Tây.

Lo lắng và thận trọng hơn về chuỗi cung ứng, các khách hàng phương tây đã tìm cách phòng ngừa rủi ro bằng cách tìm nguồn cung ứng từ các nước khác.

“Các khách hàng Mỹ đã thúc đẩy chúng tôi đến Việt Nam, và vì họ cam kết đặt hàng ở đó nên chúng tôi sẽ đến đó", Cheng nói với SCMP.

Theo Norman Cheng,cần phải có nhà máy ở Việt Nam.

Hiện tại, Strategy Sports có hơn 4.200 nhân viên, với hơn 10 cơ sở trải khắp châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Và các số liệu hiện có gần đây nhất cho thấy công ty đã thu về 210 triệu USD vào năm 2021.

Công ty sở hữu 40 dây chuyền sản xuất mũ bảo hiểm cho mọi mục đích sử dụng, bao gồm thể thao, an ninh và xây dựng.

Tại Việt Nam, cơ sở theo kế hoạch của Cheng sẽ có mức độ tự động hóa cao, cho phép 400 công nhân sản xuất khoảng 8 triệu mũ bảo hiểm mỗi năm. Nhà máy cũng sẽ sử dụng năng lượng xanh, với các tấm pin mặt trời và khả năng tái chế nước mưa.

Cheng thừa nhận rằng các khách hàng châu Âu đã bày tỏ sự quan tâm đến việc cố gắng tìm nguồn cung ứng từ nhà máy của ông ở Việt Nam trong tương lai, với mục tiêu vận chuyển đến một số thị trường Đông Nam Á và châu Âu.

Quảng cáo

Vị thế "công xưởng thế giới" của Trung Quốc suy yếu

Việc chỉ dựa vào các hoạt động của Trung Quốc không còn được coi là lựa chọn an toàn nhất cho các nhà sản xuất, vì vị thế “công xưởng của thế giới” của quốc gia này không còn mạnh như trước đây.

made-in-china-vietnam-7019.jpg

Trung Quốc phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học, với tỷ lệ sinh thấp và tốc độ già hóa dân số tăng, khiến các công ty gặp khó khăn hơn trong việc thuê lao động có kỹ năng.

Không chỉ vậy, tình trạng hàng tồn kho lớn hậu đại dịch cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

Trong thời kỳ đại dịch Covid-19, mức độ quan tâm đến các mặt hàng thể thao tăng vọt. Khách hàng tiếp tục mua vì nghĩ rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể kéo dài ít nhất đến năm 2024.

Và họ đã yêu cầu Cheng đẩy mạnh sản xuất vào năm ngoái. Giờ đây, hàng tồn kho của họ đã quá nhiều và họ phải hạn chế mua hàng trong năm nay, kết quả là số lượng đơn đặt hàng nhận được của Cheng giảm gần 70%.

Xu hướng này cũng được nhìn thấy ở các công ty trong lĩnh vực xe đạp, dụng cụ thể thao và quần áo.

"Áp lực hàng tồn kho đối với các khách hàng châu Âu và Mỹ là rất lớn", Cheng nói.

Matthew Fass, chủ tịch của Maritime Products International ở bang Virginia, Mỹ, cho biết tình hình tồn kho, chiến tranh thương mại và nhu cầu suy giảm đều làm phức tạp quá trình ra quyết định xung quanh chuỗi cung ứng.

Theo SCMP, các nhà quản lý Trung Quốc đã nỗ lực để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn báo cáo sự sụt giảm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 4 tháng đầu năm nay.

Liu Kaiming, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu Viện Quan sát Đương đại có trụ sở tại Thâm Quyến, cho biết một khi các công ty rời đi, họ sẽ không quay trở lại.

“Một số lượng lớn các công ty Trung Quốc cũng tiếp tục đầu tư vào năng lực ở nước ngoài để tồn tại. Đây là một xu hướng sẽ không dừng lại", Liu nói.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc