Hoài nghi về mô hình tài chính EU sau lệnh trừng phạt Nga

Những tác động của các lệnh trừng phạt Nga đối với công dân các nước Liên minh châu Âu (EU) đã đặt ra câu hỏi về khả năng bền vững của mô hình tài chính liên minh.

Đây là lời nhận định của Chủ tịch Nghị viện châu Âu Roberta Metsola đưa ra trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Dân chủ Copenhagen ngày 10/6.

“Người dân của chúng ta đã bắt đầu cảm thấy tác động từ các biện pháp trừng phạt. Mọi người đã thảo luận ở quốc hội nước mình nhưng ở cấp độ châu Âu, chúng ta phải làm thế nào để giải quyết được vấn đề đó. Mô hình tài chính của chúng ta liệu có thể duy trì? Liệu chúng ta có thể chi thêm tiền không chỉ cho quốc phòng mà còn cho các hóa đơn tiền điện đang không thể thanh toán được không”, đài Sputnik dẫn lời nữ chính trị gia.

Quảng cáo

Đầu tháng 6, EU đã công bố gói trừng phạt thứ sáu nhằm vào Nga, bao gồm việc cấm vận một phần dầu mỏ Nga. Bên cạnh đó, EU cũng quyết định loại ba ngân hàng Nga bao gồm Sberbank, Ngân hàng Tín dụng Moskva và Ngân hàng Nông nghiệp Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2, EU cùng Mỹ và một số quốc gia khác đưa ra loạt lệnh trừng phạt kinh tế chưa từng có đối với Moskva. Một số quan chức hàng đầu EU thừa nhận các lệnh trừng phạt này chắc chắn sẽ tổn hại tới công dân EU. Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh những biện pháp cứng rắn này là cần thiết để đáp trả trước hành động của Nga tại Ukraine.

Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần nói rằng việc áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga sẽ khiến phương Tây “gậy ông đập lưng ông”. Nhà lãnh đạo miêu tả các biện pháp trừng phạt đối với ngành năng lượng Nga là "hành động tự sát", đồng thời cảnh báo điều này sẽ khiến các quốc gia phải đối mặt với giá năng lượng tăng cao nhất từ trước đến nay.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025