Hãng bán lẻ hơn 50 năm tuổi của Mỹ đệ đơn phá sản, tương lai 14.000 nhân viên vô định

Ngay cả khi thoát khỏi tình trạng phá sản, Bed Bath & Beyond cũng chỉ còn lại cái bóng của mình trước đây.

Hãng bán lẻ hơn 50 năm tuổi của Mỹ đệ đơn phá sản, tương lai 14.000 nhân viên vô định

Bed Bath & Beyond, hãng bán lẻ hơn 50 năm tuổi của Mỹ, đã đệ đơn xin phá sản vào Chủ nhật.

“Cảm ơn tất cả các khách hàng trung thành của chúng tôi. Chúng tôi đã phải đưa ra một quyết định khó khăn là thu hẹp hoạt động của mình,” đại diện công ty cho biết.

Theo CNN, điều sắp xảy ra với 14.000 nhân viên Bed Bath & Beyond vẫn đang là dấu chấm hỏi. Việc đệ đơn phá sản không có nghĩa là hãng bán lẻ này sắp ngừng hoạt động. Nhiều công ty lớn tại Mỹ nộp đơn phá sản để trả nợ cũng như các khoản chi đã mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, ngay cả khi Bed Bath and Beyond thoát khỏi tình cảnh này, tương lai của nó cũng không mấy sáng sủa.

Đại diện Bed Bath & Beyond cho biết đang tìm cách bán một phần hoặc toàn bộ cửa hàng. Nếu có người mua, hãng sẽ không phải đóng cửa, song nếu không có bất kỳ thương vụ nào, Bed Bath & Beyond có thể sẽ phải thanh lý và ngừng hoạt động.

Neil Saunders, một nhà phân tích tại GlobalData Retail, cho biết cũng có khả năng công ty sẽ thoát khỏi tình trạng phá sản với tư cách là một nhà bán lẻ trực tuyến.

“Cuối cùng, nếu thoát khỏi tình trạng phá sản, Bed Bath & Beyond sẽ chỉ còn là cái bóng của chính nó trước đây”.

Bed Bath & Beyond từng là “viên ngọc quý”, song vài năm trở lại đây ghi nhận nhu cầu giảm mạnh do chiến lược bán sản phẩm mang thương hiệu riêng thất bại. Người tiêu dùng đã quyết định quay lưng lại với các cửa hàng vật lý khổng lồ để ủng hộ các gian hàng trực tuyến trên Amazon.

Đại diện Bed Bath & Beyond cho biết khách hàng có thể sử dụng các phiếu giảm giá 20% còn lại vào Chủ Nhật, Thứ Hai và Thứ Ba. Hãng cũng dự kiến cung cấp chương trình giảm sâu các sản phẩm như một phần của kế hoạch ngừng hoạt động.

1200x-1-65-5896.jpg

Ngay cả khi thoát khỏi tình trạng phá sản, Bed Bath & Beyond cũng chỉ còn lại cái bóng của mình trước đây.

Trước đây, Bed Bath & Beyond thu hút được một lượng lớn khách hàng nhờ các sản phẩm có tên tuổi giá rẻ. Các thương hiệu thèm khát được nằm trên kệ của Bed Bath & Beyond vì biết rằng nó sẽ giúp họ mang về doanh thu lớn. Cách nhà bán lẻ này sắp xếp các gian hàng cũng khuyến khích hành vi mua sắm bốc đồng của người tiêu dùng - những người bước vào chỉ để mua thực phẩm song lại đi ra với la liệt túi đựng gối, khăn tắm và các vật dụng gia đình.

Tuy nhiên, trong thời đại mua sắm trực tuyến, công ty có trụ sở tại New Jersey này đã phản ứng chậm với xu hướng mới, đồng thời gặp khó khăn trong việc lôi kéo những khách hàng vốn đã chuyển sang yêu thích Amazon, Target và các chuỗi cửa hàng khác.

Trong hồ sơ phá sản, Bed Bath & Beyond cho biết họ có khoản nợ 5,2 tỷ USD trong khi tài sản chỉ còn 4,4 tỷ USD. Công ty đã huy động được 240 triệu USD để cố gắng duy trì những ngày hoạt động cuối cùng, đồng thời khuyến khích người mua sắm tìm kiếm các đơn hàng giảm giá vào cuối tuần.

Quảng cáo

Được thành lập vào năm 1971 bởi Warren Eisenberg và Leonard Feinstein, chuỗi cửa hàng này khi đó được gọi là Bed 'n Bath đã trở thành một xu hướng mới. Không giống như nhiều cửa hàng bách hóa, nó không dựa vào các sự kiện bán hàng để thu hút người mua.

Công ty đổi tên thành Bed Bath & Beyond vào năm 1987 để nhấn mạnh hàng hóa đã được bổ sung và mở rộng danh mục ra các “siêu cửa hàng” lớn. Hãng ra mắt công chúng vào năm 1992 với 38 cửa hàng và doanh thu ước tính đạt khoảng 200 triệu USD.

“Chúng tôi đã chứng kiến sự thay đổi của các cửa hàng bách hóa và biết rằng các cửa hàng chuyên biệt như Bed Bath & Beyond sẽ là xu hướng bán lẻ tiếp theo,” Feinstein chia sẻ hồi năm 1993.

Đến năm 2000, Bed Bath & Beyond có tổng cộng 241 cửa hàng và doanh thu hàng năm đạt 1,1 tỷ USD. Hãng khai trương cửa hàng thứ 1.000 vào năm 2009, khi doanh thu hàng năm đạt 7,8 tỷ USD.

1200x-1-67-1045.jpg

Hãng bán lẻ Bed Bath & Beyond đệ đơn phá sản sau 50 năm, tương lai 14.000 nhân viên vô định

Bed Bath & Beyond theo đó trở thành biểu tượng. Nó chi rất ít cho quảng cáo, thay vào đó dựa vào các phiếu giảm giá in trên các tờ báo hàng tuần để thu hút khách hàng.

“Chúng tôi sẽ gửi phiếu giảm giá qua đường bưu điện và nó sẽ rẻ hơn rất nhiều,” Eisenberg cho biết trong một cuộc phỏng vấn với New York Times năm 2020, đồng thời cho biết hãng sẽ để các bên quản lý cửa hàng quyết định và tùy chỉnh các mặt hàng bày bán.

Tuy nhiên, khi các cửa hàng truyền thống bắt đầu nhường chỗ cho thương mại điện tử, Bed Bath & Beyond đã chậm chân, nhất là khi đồ dùng trang trí nhà cửa lại là một trong những thứ được mua trực tuyến nhiều nhất.

“Chúng tôi đã bỏ lỡ con thuyền Internet,” Eisenberg nói.

Mua sắm trực tuyến làm giảm sức hấp dẫn của các phiếu giảm giá vốn được fan hâm mộ Bed Bath & Beyond yêu thích. Họ có thể tìm thấy nhiều lựa chọn thay thế rẻ hơn trên Amazon hoặc các trang web như Wayfair.

Ngoài Amazon và thương mại trực tuyến, Walmart, Target và Costco cũng lôi kéo được một lượng lớn khách hàng của Bed Bath & Beyond với mức giá thấp và sản phẩm đa dạng. Các chuỗi giảm giá như HomeGoods và TJ Maxx cũng được coi là đối thủ.

Không có sự khác biệt về giá, doanh số bán hàng của Bed Bath & Beyond bị đình trệ từ năm 2012 đến năm 2019. Đại dịch bùng phát vào năm 2020 càng khiến thương hiệu này trở nên điêu đứng. Doanh số giảm 17% vào năm 2020 và 15% vào năm 2021.

Hơn nữa, Bed Bath & Beyond đã luân chuyển qua một số giám đốc điều hành và chiến lược quay vòng khác nhau trong những năm gần đây.

Theo CNN, Bed Bath & Beyond đã đứng trên bờ vực phá sản trong suốt khoảng thời gian dài. Vào tháng 2, nó đã ngăn chặn được tình trạng phá sản nhờ một đợt chào bán cổ phiếu, đồng thời cam kết huy động thêm vốn trong tương lai để trả nợ. Thông tin được hỗ trợ bởi nhóm cổ phần tư nhân Hudson Bay Capital.

Tuy nhiên, Bed Bath & Beyond vào tháng trước đã chấm dứt hoàn toàn thỏa thuận với Hudson Bay Capital. Đầu năm nay, hãng tuyên bố đóng cửa khoảng 400 cửa hàng và chỉ trong tháng 4 đã sa thải 1.295 nhân viên tại New Jersey.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria