Giữa khủng hoảng lương thực, các công ty ngũ cốc thế giới đạt lợi nhuận kỷ lục

Các công ty buôn bán ngũ cốc toàn cầu gặt hái lợi nhuận cao kỷ lục trong bối cảnh giá lương thực tăng vọt trên khắp thế giới.

Theo báo mạng The Guardian (Anh), 4 công ty kinh doanh ngũ cốc hàng đầu thế giới và thống trị thị trường ngũ cốc toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua đã đạt được lợi nhuận, doanh số cao kỷ lục hoặc gần kỷ lục. Họ đang dự báo mức cầu ngũ cốc sẽ vượt mức cung ít nhất cho đến năm 2024, có khả năng giúp họ đạt doanh thu và lợi nhuận thậm chí cao hơn trong hai năm tới.

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, giá lương thực đã tăng hơn 20% trong năm nay. Theo Chương trình Lương thực Thế giới, khoảng 345 triệu người đang sống trong tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, so với con số 135 triệu người trước đại dịch COVID-19.

Ông Olivier De Schutter, đồng chủ tịch IPES-Food (Ủy ban chuyên gia quốc tế về hệ thống lương thực bền vững), cho biết: “Việc các tập đoàn hàng hóa lớn toàn cầu đang kiếm được lợi nhuận kỷ lục vào thời điểm mà nạn đói gia tăng rõ ràng là bất công. Đây là một bản cáo trạng khủng khiếp đối với hệ thống lương thực của chúng ta. Điều tồi tệ hơn nữa là những công ty này lẽ ra đã có thể làm nhiều hơn để ngăn chặn cuộc khủng hoảng đói ăn ngay từ đầu”.

Bốn công ty ngũ cốc lớn nói trên gồm Archer-Daniels-Midland Company, Bunge, Cargill và Louis Dreyfus. Bốn công ty được chung là ABCD này kiểm soát khoảng 70-90% thương mại ngũ cốc toàn cầu. Ông De Schutter cho biết: “Các thị trường ngũ cốc toàn cầu thậm chí còn tập trung hơn thị trường năng lượng và thậm chí còn kém minh bạch hơn, vì vậy có nguy cơ trục lợi rất lớn”.

Ông cho biết giá lương thực tăng vọt trong năm nay mặc dù nguồn dự trữ ngũ cốc toàn cầu dồi dào. Các công ty này thiếu minh bạch thông tin về số lượng ngũ cốc họ nắm giữ và không có cách nào để buộc họ phải giải phóng ngũ cốc dự trữ kịp thời.

Cargill đã báo cáo doanh thu tăng 23% lên mức kỷ lục 165 tỷ USD trong năm kết thúc vào ngày 31/5, trong khi Archer-Daniels-Midland có lợi nhuận cao nhất trong lịch sử trong quý thứ hai của năm.

Doanh số của Bunge đã tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý thứ hai, mặc dù lợi nhuận của công ty đã bị ảnh hưởng bởi các khoản phí phát sinh trước đó.

Công ty Louis Dreyfus báo cáo lợi nhuận năm 2021 tăng hơn 80% so với năm trước với doanh thu tăng gần 1/4 lên 1,62 tỷ USD.

Ông John Rogers, nhà phân tích tại cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s, cho biết không có gì ngạc nhiên khi nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng trở lại đã làm tăng giá thực phẩm, đẩy lợi nhuận cao hơn. Ông nói: “Tôi không nghĩ rằng họ đang thông đồng với nhau để kiếm lợi nhuận lớn”. Nhiều công ty khác cũng đang chiếm thị phần ngày càng tăng trên thị trường ngũ cốc toàn cầu.

Quảng cáo

Ông Rogers cho biết tổng lợi nhuận của các công ty ngũ cốc đã tăng lên nhưng tỷ suất lợi nhuận không tăng rõ rệt về tỷ lệ phần trăm.

cargill23822-3212.jpg

Một khu vực chứa ngũ cốc của Cargill gần Nesbitt ở Manitoba, Canada. Ảnh: Alamy

Tuy nhiên, theo phân tích chưa được công bố của một tổ chức phi chính phủ, một số công ty thực phẩm cũng có thể tăng tỷ suất lợi nhuận. Phân tích cho thấy Archers-Daniels-Midland đã tăng tỷ suất lợi nhuận lên 4,46% trong quý đầu tiên của năm nay, tăng từ 3,65% trong cùng quý năm 2021; còn tỷ suất lợi nhuận của Cargill tăng từ 2,5% năm ngoái lên 3,2% trong năm nay.

Trong bối cảnh đó, các tổ chức và chuyên gia đã kêu gọi đánh thuế lợi nhuận của các công ty thực phẩm. Ông Alex Maitland, cố vấn cấp cao của tổ chức từ thiện Oxfam, cho biết: “Có những lo ngại rằng đầu cơ có thể là động lực khiến giá thực phẩm tăng. Điều gì gây ra đói ăn và chết đói đều là vô đạo đức”.

Theo bà Sandra Martinsone tại Bond (mạng lưới từ thiện quốc tế), nếu các chính phủ không áp thuế lợi nhuận với các công ty ngũ cốc, họ nên xem xét các biện pháp khác để kiềm chế giá, như áp giá trần hoặc quản lý chặt chẽ hơn đối với giao dịch hàng hóa. Bà cho biết các công ty thực phẩm và các nhà đầu cơ hàng hóa cũng bị đổ lỗi là nguyên nhân gây tăng giá thực phẩm cách đây hơn một thập kỷ, khi giá tăng cao dẫn đến bạo loạn ở nhiều quốc gia.

Nguyên nhân khiến giá lương thực tăng thực ra rất phức tạp. Xung đột ở Ukraine là lý do quan trọng vì Ukraine là một trong những nước sản xuất ngũ cốc, dầu hướng dương, ngô và phân bón hàng đầu thế giới. Xung đột đã khiến giá lương thực tăng vọt lên mức cao nhất từ trước đến nay vào tháng 3, mặc dù giá một số mặt hàng đã giảm nhẹ trở lại kể từ đó. Ngũ cốc bị tồn đọng tại Ukraine đã được giải quyết nhưng vụ thu hoạch ở Ukraine và Nga sẽ bị ảnh hưởng trong năm nay và năm tới.

Giá năng lượng và phân bón tăng cũng có tác động, trong khi nhu cầu phục hồi sau COVID-19 đã tạo thêm áp lực lên giá cả.

Vụ thu hoạch ngũ cốc ở châu Âu, Bắc Mỹ và Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng do khủng hoảng khí hậu. Đợt nắng nóng năm ngoái ở Canada đã làm ảnh hưởng đến sản lượng lúa mì ở nước này. Nhiệt độ cao và cháy rừng năm nay có thể gây ra thiệt hại thêm.

Tất cả điều này tạo nên một bối cảnh thuận lợi cho các nhà sản xuất ngũ cốc. Nhu cầu đối với sản phẩm của họ đang tăng cao, nguồn cung bị hạn chế và mặc dù giá đầu vào năng lượng và phân bón tăng nhưng lợi nhuận vẫn được đảm bảo.

Theo ông De Schutter, cần phải phá bỏ các thế độc quyền đang kìm hãm chuỗi thực phẩm. Hiện chỉ có một số ít các công ty kiểm soát thị trường hạt giống và phân bón toàn cầu. Họ đang thu về lợi nhuận khổng lồ mà lại gây hại cho nông dân, người tiêu dùng và môi trường.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Các "ông lớn" tài chính kỳ vọng BoJ tiếp tục tăng lãi suất

Công ty quản lý tài sản lớn số hai thế giới đẩy mạnh nắm giữ vị thế bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) vì vẫn thấy khả năng BoJ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 tới.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%