Giao dịch bùng nổ, DGC và BSR nổi bật ở nhóm dầu khí và hóa chất

2 cổ phiếu BSR và DGC có phiên giao dịch bùng nổ trên 2 sàn HOSE và UPCoM trong đó DGC lập kỷ lục giá đóng cửa còn DGC cũng vươn lên mức cao nhất trong 21 tháng trở lại.

2 cổ phiếu BSR và DGC có phiên giao dịch bùng nổ
 

Nhóm ngành Dầu khí và Hóa Chất có khá nhiều điểm nhấn trong phiên giao dịch 18/6 với các mã DGC (+7%), POS (+7,9%), BSR (+5,2%), PGD (+5,2%), CSV (+4,3%), BFC (+4,2%) tăng vượt trội so với thành tích của các chỉ số. Trong đó 2 cổ phiếu nổi bật nhất là DGC của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang và BSR của CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn cùng có quy mô giao dịch bùng nổ.

dgca20240618171439.png?rt=20240618171510
 

Với DGC, giá trị giao dịch 1.730 tỷ đồng giúp cổ phiếu này vươn lên đứng đầu trên HOSE và đồng thời xác lập mức giá đóng cửa cao nhất từ trước tới nay tại 130.000 đồng/cổ phiếu.

Được biết, DGC là doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất hóa chất từ quặng apatit (chiếm hơn 46% thị phần tại Việt Nam năm 2023). Quy mô sản xuất Phosphor vàng (P4) của DGC lớn nhất ở Việt Nam với công suất thiết kế 69.800 tấn/năm (chiếm 46% tổng công suất P4 của Việt Nam) và cũng là nhà cung cấp P4 lớn nhất ở Đông Á (ngoài Trung Quốc).

Quảng cáo

DGC cũng chiếm khoảng một phần ba lượng xuất khẩu P4 toàn cầu, tương đương khoảng 60.000 tấn/năm. Các sản phẩm phosphor vàng của DGC có độ tinh khiết cao, vượt trội so với hầu hết các đối thủ trên toàn cầu. Gần đây, DGC có kế hoạch xuất khẩu P4 sang thị trường Mỹ, tận dụng lợi thế từ việc tăng cường sản xuất chip của Mỹ và các đồng minh, và xu hướng đa dạng hóa nguồn cung pin lithium ngoài Trung Quốc.

Theo dự báo mới nhất từ CTCK VNDIRECT, lợi nhuận của DGC có thể tăng 3,8% trong năm 2024. Còn trong năm 2025, lợi nhuận ròng có thể tăng 21,8% nhờ đóng góp mới từ dự án Xút Nghi Sơn và sự cải thiện của biên lợi nhuận gộp.

Trong khi đó, cổ phiếu BSR của CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn đã có gần 3 tuần đi ngang tích lũy sau nhịp bứt phá mạnh mẽ. Với giá trị giao dịch của BSR trong phiên 18/6 đạt trên 500 tỷ đồng, đứng đầu UPCoM, BSR đã bứt phá khỏi vùng tích lũy khi vươn lên mức cao nhất trong vòng 21 tháng trở lại, đạt 24.300 đồng/cổ phiếu.

bsra20240618171442.png?rt=20240618171525
Diễn biến giá của BSR đang giúp cho hành trình về lại đỉnh thời đại của BSR được thu ngắn lại sau khi đã vượt qua đường Fibonacci 61,8%.

Các câu chuyện chuyển sàn và dự án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất đang là chất xúc tác quan trọng nhất dẫn dắt vận động giá của cổ phiếu BSR. Gần đây, CTCK SSI đã đưa ra dự báo lợi nhuận ròng của BSR năm 2024 là 5,8 nghìn tỷ đồng (-31,6%) do Công ty dồn sức cho đợt bảo dưỡng tổng thể lần thứ 5.

Trong năm 2025, SSI dự báo lợi nhuận ròng của BSR sẽ tăng 14,7% đạt 6,63 nghìn tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ phục hồi 12%.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường giao dịch cầm chừng, khối ngoại dừng lại chuỗi 21 phiên bán ròng trên HOSE

Xu hướng của thị trường chưa được thể hiện rõ ràng sau phiên đáo hạn phái sinh. Các cổ phiếu lớn chủ yếu đối kháng nhau khiến cho VN-Index liên tục dao động quanh mốc tham chiếu.

Thị trường gỡ được 23 điểm trong 2 phiên Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Chứng khoán châu Á đi lên nhờ hiệu ứng bitcoin

Chiều ngày 22/11, hầu hết các cổ phiếu châu Á đều lên giá, theo đà phục hồi của thị trường Phố Wall và tác động tích cực từ hiện tượng tiền điện tử Bitcoin ngấp nghé ngưỡng 100.000 USD/BTC.

Chứng khoán châu Á ở thế giằng co khi chính sách lãi suất của Fed khó đoán định Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng điểm trong phiên giao dịch đầy biến động

Chốt phiên 21/11, chỉ số Dow Jones tăng 461,88 điểm, lên 43.870,35 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 31,6 điểm, lên 5.948,71 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 6,28 điểm, lên 18.972,42 điểm.

Chứng khoán Mỹ chốt phiên giảm điểm sau phát biểu của Chủ tịch Fed Chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau bình luận của giới chức Fed về lãi suất

Thị trường có sự hồi phục "chới với" sau khi bị nhúng xuống dưới 1.200 điểm

Lực cầu bắt đáy đã được kích hoạt thêm sau khi VN-Index có thời điểm giảm xuống dưới 1.200 điểm sáng nay. Tuy nhiên, nỗ lực mua lên trên thị trường không quyết liệt và cũng chưa đồng đều giữa các nhóm ngành.

MBS được "bật đèn xanh" cho đợt phát hành riêng lẻ gần 600 tỷ đồng Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Phiên giảm điểm tiếp nối trong một chuỗi vận động kém tích cực của thị trường không phải điều bất ngờ. Tuy nhiên, nếu xét tới sắc xanh lại xuất hiện đồng loạt tại các chỉ số khu vực, diễn biến ngày hôm nay vẫn gây thất vọng.

Thị trường đi tìm đáy Thị trường "suýt" cắt được mạch giảm điểm

Chứng khoán Trung Quốc nằm trong số thị trường tăng điểm mạnh nhất

Hong Kong (Trung Quốc) và Thượng Hải nằm trong số những thị trường tăng điểm mạnh nhất, nhờ hy vọng Trung Quốc sẽ công bố thêm các biện pháp kích thích kinh tế và thị trường bất động sản.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Các thị trường chứng khoán châu Á mất đà trong phiên chiều 8/11

Kỷ lục buồn của chứng khoán Việt Nam: Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm

Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ngoại. Về dài hạn, việc thiếu hàng hoá mới chất lượng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại không mặn mà với chứng khoán Việt Nam.

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch gây thất vọng Thị trường đi tìm đáy

SSI và bài toán của “người khổng lồ” chứng khoán Việt Nam

Là công ty chứng khoán tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, SSI gặt hái nhiều thành công sau 25 năm hoạt động. Dù vậy, “người khổng lồ” của ngành chứng khoán cũng đang có bài toán riêng cần giải.

1 công ty chứng khoán vừa được tiền ngoại rót vốn thêm hơn 2.000 tỷ Con đường trở thành "ông trùm" chứng khoán của doanh nhân Nguyễn Duy Hưng