Giảm điểm khá mạnh, chứng khoán Mỹ để mất thành quả tăng điểm từ đầu năm

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên ngày thứ Năm bởi nhà đầu tư lo lắng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ vẫn tiếp tục nâng lãi suất bất chấp dấu hiệu lạm phát chững lại.

Đóng cửa phiên giao dịch gần nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm 252,40 điểm tương đương 0,76% xuống 33.044,56 điểm và như vậy có phiên giảm thứ 3 liên tiếp, đồng thời để mất thành quả tăng điểm của thời kỳ đầu năm đến nay. Chỉ số Dow Jones hiện giảm 0,31% trong năm 2023.

Trong khi đó, chỉ số S&P 500 hạ 0,76% xuống 3.898,85 điểm còn chỉ số Nasdaq mất 0,96% xuống 10.852,27 điểm. Cả hai chỉ số vẫn trong trạng thái tăng điểm tính từ đầu năm 2023.

Cả ba chỉ số này đang hướng đến tuần giảm điểm đầu tiên trong 3 tuần gần nhất. Chỉ số Dow Jones hạ 3,67% và nhiều khả năng sẽ có tuần giảm sâu nhất tính từ tháng 9/2022. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đều đã hạ hơn 2% trong tuần này.

Thị trường chứng khoán giảm điểm sâu trong phiên ngày thứ Năm sau khi số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm xuống mức thấp nhất tính từ tháng 9/2022, theo Bộ Lao động công bố. Những số liệu này cho thấy rằng thị trường lao động vẫn vững vàng dù kinh tế tăng trưởng chậm lại.

“Bất chấp tất cả các đợt sa thải của doanh nghiệp công nghệ lớn, thị trường lao động hiện vẫn vững vàng. Thị trường lao động cần phải có khoảng nghỉ để Fed có thể giữ lãi suất ổn định”, chuyên gia phân tích cao cấp về thị trường và đầu tư tại quỹ Oanda – ông Ed Moya phân tích.

Số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 14/1/2022 chỉ đạt 190.000, giảm đến 15.000 so với thời kỳ trước đó. Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones đã dự báo về con số 215.000.

Nhà đầu tư đón nhận nhiều thông tin kinh tế gần đây và những tuyên bố của Fed để có thể biết được lãi suất sẽ tăng cao đến đâu. Tuy nhiên dù rằng những số liệu gần đây phát đi thông điệp về việc lạm phát hạ nhiệt, CEO của JP Morgan Chase đã dự báo về khả năng lãi suất sẽ vượt mức 5%.

Quảng cáo

“Tôi nghĩ rằng vẫn có yếu tố lạm phát ngầm, và chắc chắn chỉ số này sẽ không giảm quá nhanh”, ông Dimon nói với CNBC tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sỹ.

Nhóm các ngân hàng lớn nhất của Mỹ nâng mạnh lãi suất cho vay, tất cả những động thái này nhiều khả năng sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái ngay trong năm 2023, dù rằng tác động của các đợt điều chỉnh lãi suất mới chỉ bắt đầu, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Vào ngày thứ Sáu, 4 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Mỹ công bố kết quả kinh doanh trái chiều. Lợi nhuận từ mảng tín dụng cao hơn, nhiều người tiêu dùng sử dụng thẻ tín dụng, tuy nhiên các ngân hàng cũng phải để ra 2,8 tỷ USD trong 3 tháng cuối của năm 2022 để dự phòng nợ xấu. Riêng dự phòng nợ xấu của JP Morgan chiếm khoảng một nửa con số trên.

“Nó có thể là một đợt suy thoái nhẹ, nhưng cũng có thể không”, CEO của JP Morgan Chase – ông Jamie Dimon nói.

Lợi nhuận của JP Morgan tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận của Bank of America tăng 2%. Lợi nhuận của Citigroup giảm 21% còn lợi nhuận của Wells Fargo giảm 50% sau khi phải chi ra nhiều tiền giải quyết một số vấn đề liên quan đến pháp lý. Tính chung, doanh thu tăng 8%.

Tính theo tiêu chí lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, kết quả kinh doanh của cả bốn ngân hàng trên đều cao hơn so với kỳ vọng của phố Wall. Doanh thu của Wells Fargo cao hơn so với kỳ vọng.

Kết quả kinh doanh của các ngân hàng khiến cho thị trường tài chính nhận ra rằng chiến dịch nâng lãi suất mạnh tay của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang ảnh hưởng đến mọi góc cạnh của thị trường và nền kinh tế. Các đợt nâng lãi suất được tính toán để hãm phanh nền kinh tế, nhiều chuyên gia kinh tế tin kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay. Tình trạng bất ổn không khỏi ảnh hưởng xấu đến các chỉ số chứng khoán Mỹ, các chỉ số mới có năm sụt giảm tồi tệ nhất tính từ khủng hoảng tài chính năm 2008.

Các đợt nâng lãi suất gần đây của Fed đã hãm mạnh đà tăng giá bất động sản vốn nhạy cảm với biến động lãi vay. Tại ngân hàng Wells Fargo, một trong những ngân hàng cho vay thế chấp lớn nhất tại Mỹ, giá trị các hợp đồng cho vay mua nhà thế chấp giảm xuống còn 15 tỷ USD từ mức 48 tỷ USD cùng kỳ năm trước, đây là ngưỡng thấp nhất tính từ năm 2006, theo tổ chức nghiên cứu ngành Inside Mortgage Finance. Trong tuần này, Wells Fargo công bố cũng đang thu hẹp bộ phận cho vay mua nhà thế chấp.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc