Giai đoạn chuyển hướng chính sách tiền tệ mới của Fed chuẩn bị bắt đầu?

Quan điểm chính sách tiền tệ của Fed có tác động đến kinh tế và chính sách tiền tệ trên toàn cầu.

Trong cuộc họp chính sách tiền tệ vào tuần tới, các quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ nói đến kế hoạch nâng lãi suất cơ bản đồng USD khoảng 0,5 điểm phần trăm, tuy nhiên áp lực lương tăng cao sẽ có thể khiến họ buộc phải nâng lãi suất lên những ngưỡng cao hơn so với tính toán của nhà đầu tư.

Trong năm nay, Fed đã nâng lãi suất ở tốc độ nhanh nhất tính từ thập niên 1980, trong đó có việc nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm tại 4 cuộc họp chính sách gần nhất để kiềm chế lạm phát. Chủ tịch Fed Jerome Powell vào tuần trước đã phát đi thông điệp rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ chuẩn bị giảm mức độ nâng lãi suất trong cuộc họp chính sách sắp tới vào ngày 13-14/12/2022.

Việc nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm sẽ đánh dấu giai đoạn siết chặt chính sách mới khi mà họ tính toán về việc lãi suất cần phải cao đến đâu là phù hợp. Các nhà hoạch định chính sách dự báo áp lực giá cả sẽ hạ nhiệt trong năm sau, tuy nhiên tăng trưởng mức lương cao và lạm phát cao trong nhiều ngành dịch vụ cần đến nhiều lao động sẽ có thể khiến cho Fed ủng hộ việc nâng lãi suất trong năm sau lên vượt mức 5% theo tính toán của các chuyên gia.

Họ muốn ngăn kịch bản nâng lãi suất quá thấp và để cho lạm phát leo thang trở lại, đồng thời cũng muốn tránh việc nâng lãi suất quá mạnh tay và vì vậy tạo ra những bất ổn về kinh tế không cần thiết.

Bởi sẽ mất thời gian để việc lãi suất được điều chỉnh có thể hạ nhiệt tăng trưởng của nền kinh tế và thậm chí lâu hơn nữa để có thể làm giảm lạm phát. “Nếu bạn chờ đến khi có bằng chứng thực tế cho thấy rằng lạm phát đang hạ nhiệt, rõ ràng rất khó để siết chặt chính sách quá mức. Chúng tôi nghĩ rằng việc siết chặt chính sách chững lại ở giai đoạn này có thể coi như cách tốt để cân bằng rủi ro”, ông Powell nói vào tuần trước.

Quảng cáo

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm sau tuyên bố của ông Powell vào tuần trước, một số nhà đầu tư coi đây như thay đổi về quan điểm ông từng đưa ra trong mùa hè và mùa thu vừa qua. Từ đó đến nay tuy nhiên ông lại nói với những người thân cận rằng ông không hề thay đổi quan điểm và rằng sẽ là một sai sót lớn hơn nếu Fed không thể kiểm soát được lạm phát.

Việc nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong tháng này sẽ đưa lãi suất liên bang lên ngưỡng khoảng từ 4,25% lên 4,5%, cao nhất tính từ tháng 12/2007.

Chỉ số lạm phát mà Fed lựa chọn để tính toán, chỉ số chi phí giá cả tiêu dùng cá nhân, trong tháng 10/2022 cao hơn 6% so với cùng kỳ năm trước. Fed nhắm đến mức lạm phát mục tiêu 2%.

Sẽ có thêm một báo cáo lạm phát vào ngày 13/12/2022, buổi sáng đầu tiên của cuộc họp kéo dài 2 ngày khi mà Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng của tháng 11/2022. Dấu hiệu về việc áp lực giá cả tăng cao sẽ có thể khiến cho Fed tính đến việc nâng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm trong nhiều cuộc họp tiếp theo trong tháng này vào tháng 2/2023.

Các quan chức có thể phát đi thông điệp về việc nâng lãi suất mạnh tay hơn trong dự báo kinh tế dự kiến công bố sau cuộc họp lần tới. Những yếu tố này có thể cho thấy các nhà hoạch định chính sách sẽ vẫn không ngừng nâng lãi suất cho đến khi họ nhìn thấy có những dấu hiệu rõ ràng về việc thị trường lao động đã hạ nhiệt.

Vào tháng 9/2022, các quan chức Mỹ đã dự báo về khả năng lãi suất sẽ lên ngưỡng từ 4,5% đến 5% vào năm sau. Ngưỡng phù hợp sẽ có thể là từ 4,75% cho đến 5,25%, theo những dự báo mới nhất.

Chủ tịch Fed tại New York, ông John Williams, nhận xét: “Nhu cầu lao động tăng cao, nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế cao hơn so với cái tôi tính toán trước đây, diễn biến lạm phát ngầm trong nền kinh tế cho thấy lãi suất vẫn có thể cao hơn so với tính toán vào tháng 9/2022”.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc