Giá rẻ hấp dẫn, một "cá mập" đang mạnh tay gom dầu thô từ khắp thế giới, sẵn sàng trở thành nhà cung cấp lớn cho châu Âu

Nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới đang mua dầu từ khắp thế giới, ngoại trừ Mỹ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo dữ liệu theo dõi xuất nhập khẩu dầu từ Oilprice, các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc đang tìm cách nhập khẩu thêm dầu thô vào đầu năm nay trong bối cảnh giá dầu Brent đang ở mức dưới 80 USD/thùng, kỳ vọng nhu cầu nhiên liệu sẽ tăng mạnh vào cuối năm 2024.

Dầu thô Brent đã giao dịch dưới 80 USD/thùng kể từ đầu tháng 12, sau khi giảm từ mức cao nhất năm 2023 là 95 USD vào cuối tháng 9.

Vào đầu tháng này, Trung Quốc cũng ban hành một loạt hạn ngạch nhập khẩu dầu thô khổng lồ cho các nhà máy lọc dầu cho năm 2024, nâng mức trợ cấp từ đầu năm ngoái lên khoảng 60% và phân bổ hạn ngạch cả năm cho một số nhà máy. Vì vậy, hiện nay các nhà lọc dầu đang tìm cách dự trữ dầu thô dưới 80 USD vào đầu năm nay với dự đoán nhu cầu nhiên liệu sẽ tăng vọt trong nửa cuối năm.

“Họ lấy dầu từ khắp nơi trên thế giới, ngoại trừ Mỹ do giá cước vận chuyển cao", một nhà phân tích trong lĩnh vực dầu thô cho biết.

Quảng cáo

Hiện nay dầu thô Mỹ đắt hơn đối với các nhà máy lọc dầu châu Á so với các loại dầu thô từ các nhà sản xuất Trung Đông. Vì vậy, người mua châu Á đang chuyển sang mua nhiều dầu thô Trung Đông hơn, đặc biệt là sau khi Saudi Arabia - nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới - giảm giá dầu thô giao tháng 2 ở châu Á thêm 2 USD/thùng, cao hơn 1,5 USD/thùng so với dầu thô tiêu chuẩn Oman/Dubai. Đó là mức chênh lệch thấp nhất của dầu thô Saudi so với Oman/Dubai trong 27 tháng—kể từ tháng 11 năm 2021.

Còn quá sớm để đánh giá nhu cầu dầu của Trung Quốc trong năm 2024 sau hàng loạt dữ liệu kinh tế nhiều biến động trong suốt năm ngoái. Tuy nhiên, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng cao vào đầu năm 2024 trong khi nhu cầu thường yếu hơn, có thể hỗ trợ giá dầu quốc tế.

Trong năm 2023, Trung Quốc mua vào gần 564 triệu tấn dầu thô năm 2023, mức cao nhất từ trước đến nay. Con số này tương đương 11,28 triệu thùng dầu mỗi ngày, tăng 11% so với 2022, và vượt kỷ lục 10,81 triệu thùng mỗi ngày thiết lập năm 2020, theo Hải quan Trung Quốc. Nhập khẩu dầu của nước này tăng do nền kinh tế bắt đầu mở cửa sau Covid-19.

Nhập khẩu không phải là số liệu duy nhất tăng lên. Sản lượng dầu thô nội địa cũng đạt kỷ lục ở Trung Quốc vào năm ngoái. Tổng sản lượng hàng năm đạt 208 triệu tấn, tăng 3 triệu tấn so với năm trước. Trung bình hàng ngày đạt 4,2 triệu thùng.

Ngoài ra, xuất khẩu dầu đã qua chế biến của Trung Quốc năm qua cũng đạt kỷ lục từ 2019 đến nay, khoảng 2,69 triệu tấn, tương đương khoảng 1,37 triệu thùng mỗi ngày, tăng 16,7% so với 2022. Điều này làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nhiên liệu đã qua chế biến bên ngoài Trung Quốc bởi nhu cầu dầu trong nước vẫn ở mức thấp. Nhu cầu này đặc biệt đáng chú ý ở châu Âu sau khi áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu thô và nhiên liệu của Nga và cần khẩn trương tìm giải pháp thay thế.

Theo Oilprice

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm