Giá dầu thế giới giảm trước những lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc

Phiên 15/7, giá dầu thế giới giảm khi những lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc lấn át những tin tức tích cực về kinh tế Mỹ, tình hình hạn chế nguồn cung của OPEC+, cũng như căng thẳng ở Trung Đông.

Giá dầu thế giới giảm trước những lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc
Giá dầu thế giới giảm trước những lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc. Ảnh: TTXVN

Khép lại phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 18 xu Mỹ, hay 0,2%, xuống 84,85 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 30 xu Mỹ, tương đương 0,4%, xuống 81,91 USD/thùng.

Chuyên gia phân tích Giovanni Staunovo của ngân hàng UBS cho biết dữ liệu của Trung Quốc, bao gồm sản lượng lọc dầu và nhập khẩu dầu thô, không khả quan, nhưng tăng trưởng nhu cầu ở những nơi khác vẫn còn mạnh mẽ.

Quảng cáo

Sản lượng lọc dầu của Trung Quốc giảm 3,7% trong tháng Sáu so với cùng kỳ năm trước, giảm tháng thứ ba liên tiếp do hoạt động bảo trì, trong khi biên lợi nhuận của hoạt động chế biến dầu thấp và nhu cầu nhiên liệu yếu đã khiến các nhà máy cắt giảm sản lượng.

Tại Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết các chỉ số lạm phát quý II làm tăng niềm tin rằng rằng tốc độ tăng giá đang quay trở lại mức mục tiêu của Fed một cách ổn định. Bình luận này cho thấy khả năng Fed cắt giảm lãi suất có thể không còn xa. Lãi suất thấp hơn có thể thúc đẩy nhu cầu dầu.

Công cụ FedWatch của CME cho thấy thị trường đang dự đoán khả năng Fed cắt giảm lãi suất ít nhất 0,25 điểm phần trăm vào tháng Chín là 94,4%.

Tại Trung Đông, giới phân tích cho biết căng thẳng địa chính trị tiếp tục hỗ trợ giá dầu, mặc dù tình trạng dư thừa công suất lớn của Saudi Arabia và các thành viên khác của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, đã hạn chế đà tăng giá.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp lúng túng trong việc lập bản đồ định vị rừng trồng

EU thuộc top thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn của Việt Nam. Quy định của EU về chống phá rừng và suy thoái rừng (EUDR) có hiệu lực từ tháng 6/2023, triển khai thực hiện vào ngày 01/01/2025. Hiện nay doanh nghiệp chưa biết làm thế nào để xác định được bản đồ rừng trồng và ai sẽ là người xác nhận?

Thiếu vốn, doanh nghiệp xuất khẩu gạo luôn “bán trước, mua sau” Ấn Độ quay lại xuất khẩu gạo, thị trường gạo trong nước có bị ảnh hưởng?

Giá dầu thế giới giảm mạnh do lo ngại về nhu cầu

Phiên 4/9, giá dầu thô thế giới giảm hơn 1 USD/thùng, trước những lo ngại về nhu cầu trong những tháng tới, giữa lúc các nhà sản xuất dầu thô phát đi những tín hiệu trái chiều về việc tăng nguồn cung.

Giá dầu, giá vàng và thị trường chứng khoán diễn biến ảm đạm phiên đầu tuần Giá dầu đảo chiều tăng nhẹ sau đà lao dốc

Giá hạt tiêu trong nước giảm, vẫn cao hơn cùng kỳ

Doanh nghiệp thu mua đã hạn chế giao dịch sau thời gian gom hàng sôi động trước đó để phục vụ sau kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh, khiến giá tiêu trong nước giảm từ 500 - 1.000 đồng/kg, tùy địa phương.

Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam Xuất khẩu hồ tiêu dự báo giảm

Ấn Độ quay lại xuất khẩu gạo, thị trường gạo trong nước có bị ảnh hưởng?

Ấn Độ đang xem xét nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non- basmati (gạo 5% tấm thường) đã áp dụng trong một năm qua trong bối cảnh lượng dự trữ dư thừa và diện tích trồng lúa tăng đáng kể. Việc Ấn Độ quay lại thị trường, có ảnh hưởng đến gạo Việt Nam?

Kiểm tra hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo tại 4 doanh nghiệp

“Giằng co” giá gạo xuất khẩu giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân Philippines

Nguồn tin thương mại cho biết “các thương nhân Philippines cho rằng, giá gạo tăng cao doanh nghiệp Việt Nam không giao hàng, muốn đàm phán lại. Để tránh gián đoạn nguồn cung trong nước, họ đang kêu gọi chính phủ can thiệp”.

Cắt giảm thuế nhập khẩu gạo có hiệu lực khiến thương nhân Philippines tăng nhận hàng Giá gạo trong nước đang cao hơn giá nhập khẩu của thương nhân Philippines