Giá dầu giảm mạnh do lo ngại thuế quan của Mỹ và nguồn cung tăng

Giá dầu giảm khoảng 1,5% trong phiên 10/3 do thị trường lo ngại Mỹ áp thuế quan đối với Canada, Mexico và Trung Quốc sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, từ đó giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng.

105210-du-bao-gia-dau-vuot-tren-90-usd-thung-vao-nua-cuoi-nam-2023.jpg
Một cơ sở khai thác dầu tại thị trấn al-Buraqah, Libya. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngoài ra, việc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, hay còn gọi là OPEC+ tăng nguồn cung cũng gây áp lực lên giá dầu.

Giá dầu Brent giao kỳ hạn đóng cửa ở mức 69,28 USD/thùng, giảm 1,08 USD (tương đương 1,5%). Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn đóng cửa ở mức 66,03 USD/thùng, giảm 1,01 USD (tương đương 1,5%). Tuần trước, giá dầu WTI ghi nhận tuần giảm thứ bảy liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 11/2023, trong khi giá dầu Brent giảm tuần thứ ba liên tiếp.

Chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây xáo trộn thị trường toàn cầu. Việc ông Trump áp thuế rồi lại hoãn thuế đối với Canada và Mexico, hai nhà cung cấp dầu lớn cho Mỹ, cùng với việc tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế.

Quảng cáo

Chuyên gia John Kilduff, đối tác tại công ty đầu tư Again Capital LLC ở New York, cho biết: "Thị trường đang rất bất ổn và có nhiều yếu tố cần theo dõi trong thời gian tới. Lo ngại về kinh tế Mỹ suy thoái đang gây áp lực lớn lên triển vọng kinh tế vĩ mô."

Các nhà đầu tư lo ngại rằng suy thoái kinh tế có thể làm giảm nhu cầu dầu mỏ. Thị trường chứng khoán, vốn có mối tương quan với giá dầu, cũng giảm mạnh do lo ngại chính sách thuế quan của Mỹ. Chỉ số S&P 500 đã giảm 2% vào giữa phiên giao dịch, và chỉ số Nasdaq Composite giảm hơn 3%.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng dầu từ tháng 4/2025, nhưng có thể điều chỉnh quyết định này nếu thị trường mất cân bằng.

Ngoài ra, Mỹ đang tìm cách hạn chế xuất khẩu dầu của Iran để gây áp lực buộc Tehran kiềm chế chương trình hạt nhân. Theo nhà phân tích Tamas Varga của PVM, các biện pháp trừng phạt đối với Iran và Nga có thể hỗ trợ giá dầu trong ngắn hạn. Tuy nhiên, những bất ổn kéo dài có thể khiến bất kỳ đợt tăng giá dầu nào cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

Giá dầu đã phục hồi từ mức thấp nhất trong 6 tháng hôm 7/3 sau khi Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ tăng cường trừng phạt Nga nếu nước này không đạt được thỏa thuận với Ukraine. Hai nguồn tin đáng tin cậy cho biết, Mỹ đang xem xét các biện pháp nới lỏng trừng phạt đối với ngành năng lượng Nga nếu Moskva đồng ý chấm dứt xung đột với Ukraine.

Trong tuần này, các nhà đầu tư sẽ theo dõi báo cáo hàng tháng từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và OPEC để đánh giá triển vọng cung và cầu dầu mỏ.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Phiên 10/4, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng, xóa bỏ đà tăng của phiên trước đó, khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc tạm dừng áp thuế quan diện rộng của Mỹ và chú ý đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm

Phiên giao dịch này đã ghi nhận sự biến động mạnh khi giá có lúc giảm hơn 3 USD/thùng, nhưng sau đó lại tăng hơn 1 USD/thùng sau khi có thông tin cho rằng Mỹ đang xem xét tạm dừng áp thuế 90 ngày.

Giá dầu giảm mạnh do lo ngại về thuế quan mới của Mỹ Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu

Giá dầu đảo chiều giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump công bố thuế đối ứng

Sau khi tăng 1 USD trong phiên ngày 2/4, giá dầu thế giới đảo chiều giảm mạnh trong phiên giao dịch ngoài giờ, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng với các đối tác thương mại.

Mỹ đe dọa áp thuế, giá dầu biến động trái chiều Giá dầu nhích nhẹ sau khi Mỹ cảnh báo trừng phạt "vàng đen" của Nga