Giá dầu Brent vẫn dưới ngưỡng 70 USD/thùng

Trong phiên giao dịch 6/3, giá dầu Brent đóng cửa dưới 70 USD/thùng do sức ép từ chính sách thuế quan giữa Mỹ, Canada và Trung Quốc.

130443-gia-dau-tho-giam-manh-sau-quyet-dinh-cua-israel-ve-muc-tieu-tan-cong-tra-dua-iran.jpg
Công nhân làm việc tại nhà máy chế biến của giếng dầu Ahdab ở tỉnh Wasit, Iraq ngày 28/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Bên cạnh đó, kế hoạch tăng sản lượng của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+ cũng là nhân tố đè nặng lên giá dầu.

Quảng cáo

Chốt phiên này, giá dầu Brent tăng 16 xu Mỹ (0,2%) lên 69,46 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 5 xu (0,1%) lên 66,36 USD/thùng. Phiên 5/3, giá dầu Brent đã giảm xuống 68,33 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021, sau khi lượng dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến. Điều này càng gây thêm áp lực lên giá dầu sau khi OPEC+ tăng hạn ngạch sản lượng lần đầu tiên kể từ năm 2022 và Mỹ áp dụng chính sách thuế quan mới ngày 4/3.

Ông Dennis Kissler, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách giao dịch tại công ty dịch vụ tài chínhBOK Financial, nhận định việc OPEC tăng sản lượng, triển vọng hòa bình Nga-Ukraine và chính sách thuế quan của Mỹ là nguyên nhân khiến giá dầu biến động mạnh.

Ngày 6/3, báo chí Canada đồng loạt đưa tin rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chấp thuận hoãn áp dụng mức thuế quan 25% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico cho đến ngày 2/4. Đây là động thái mới nhất trong chính sách thương mại liên tục thay đổi khiến các nhà đầu tư và đồng minh của Mỹ không chắc chắn về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Hành động này xuất hiện chỉ mới hai ngày sau khi Tổng thống Trump phát động một cuộc chiến thương mại lục địa với hai nước láng giềng.

Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc cho biết nước này có thể tiến hành thêm các biện pháp kích thích kinh tế nếu tăng trưởng chậm lại, nhằm hỗ trợ tiêu dùng và giảm thiểu tác động của cuộc chiến thương mại leo thang với Mỹ.

Nhà phân tích năng lượng Scott Shelton tại công ty môi giới và giao dịch tài chính toàn cầu TP ICAP cho rằng hiện tại, rủi ro giảm cầu sẽ lớn hơn rủi ro giảm cung, xét trên bối cảnh OPEC đang tăng sản lượng dầu. Theo nhà phân tích này, nhu cầu suy giảm là do các lệnh trừng phạt kinh tế và hoạt động kinh tế toàn cầu suy yếu.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu giảm hơn 1% do lo ngại về thuế quan và dự báo cung - cầu

Giá dầu thế giới giảm hơn 1% trong phiên 13/3, trước những lo ngại rằng nguy cơ chiến tranh thương mại có thể ảnh hưởng đến nhu cầu, cũng như sự bất ổn xung quanh lệnh ngừng bắn giữa Nga và Ukraine.

Giá dầu giảm mạnh do lo ngại thuế quan của Mỹ và nguồn cung tăng Giá dầu phục hồi bất chấp lo ngại thuế quan và suy thoái kinh tế Mỹ

Giá dầu phục hồi bất chấp lo ngại thuế quan và suy thoái kinh tế Mỹ

Giá dầu đã thu hẹp đà giảm trước đó để đảo chiều đi lên trong phiên 11/3, bất chấp những lo ngại về khả năng xảy ra suy thoái kinh tế ở Mỹ và việc các nhà sản xuất lớn đặt mục tiêu tăng sản lượng.

Giá dầu giảm trước những lo ngại về tác động của thuế quan Giá dầu giảm do lo ngại chính sách thuế của Mỹ và sản lượng dầu của OPEC+ tăng

Giá dầu giảm trước những lo ngại về tác động của thuế quan

Sáng 10/2, giá dầu giảm do những lo ngại về tác động từ thuế quan của Mỹ đối với tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu. Sản lượng tăng từ OPEC+ cũng làm giảm tâm lý ưa rủi ro của các nhà đầu tư.

Giá dầu tiếp tục giảm hơn 2% sau loạt thông tin bất lợi Giá dầu châu Á “thoát đáy” của nhiều năm