Giá dầu đảo chiều tăng nhẹ sau đà lao dốc

Giá dầu thô West Texas Intermediate của Mỹ tăng 49 xu Mỹ, tương đương 0,7%, lên mức 74,04 USD/thùng vào lúc 2 giờ 24 phút sáng (giờ Việt Nam).

100009-gia-dau-tang-manh-ngay-phien-giao-dich-dau-tuan.jpg
Bơm dầu thô tại giếng dầu South Belridge ở hạt Kern, bang California (Mỹ) ngày 26/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Sau khi giảm mạnh vào cuối tuần trước, giá dầu thế giới đã tăng nhẹ trong phiên 2/9 giữa bối cảnh xuất khẩu dầu của Libya bị gián đoạn và những lo ngại về việc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) sẽ tăng sản lượng của từ tháng 10 giảm bớt.

Giá dầu thô West Texas Intermediate của Mỹ tăng 49 xu Mỹ, tương đương 0,7%, lên mức 74,04 USD/thùng vào lúc 2 giờ 24 phút sáng (giờ Việt Nam). Giá dầu Brent giao sau kết thúc phiên giao dịch với mức tăng 59 xu Mỹ, tương đương 0,8%, đạt 77,52 USD/thùng. Khối lượng giao dịch mỏng do thứ Hai là ngày nghỉ lễ tại thị trường Mỹ.

Quảng cáo

Xuất khẩu dầu tại các cảng chính của Libya đã bị gián đoạn vào ngày 2/9. Theo một nguồn tin từ Reuters, hoạt động sản xuất cũng đã bị thu hẹp trên toàn quốc do sự bế tắc về chính trị trong cuộc tranh giành quyền kiểm soát ngân hàng trung ương và doanh thu từ dầu mỏ vẫn đang tiếp diễn tại quốc gia Bắc Phi. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (NOC) của Libya cũng tuyên bố tình trạng bất khả kháng tại mỏ dầu El Feel từ ngày 2/9.

"Những rối loạn hiện tại trong hoạt động sản xuất dầu của Libya có thể tạo cơ hội cho việc OPEC+ bổ sung nguồn cung. Tuy nhiên, những biến động này đã trở nên khá bình thường trong vài năm qua, có nghĩa là bất kỳ sự gián đoạn nào cũng có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Các tin tức cho thấy tín hiệu về việc khởi động lại sản xuất đã được đưa ra", chuyên gia phân tích hàng hóa chính Bjarne Schieldrop tại SEB cho biết. Công ty Dầu khí Vùng Vịnh Arập của Libya đã nối lại sản lượng khoảng 120.000 thùng/ngày hôm 1/9, để cung cấp cho một nhà máy điện tại cảng Hariga.

8 thành viên OPEC+ dự kiến sẽ tăng sản lượng dầu thêm 180.000 thùng/ngày vào tháng 10 trong khuôn khổ kế hoạch nhằm nới lỏng các biện pháp siết chặt sau đợt cắt giảm lên đến 2,2 triệu thùng/ngày diễn ra gần đây, trong khi các kế hoạch cắt giảm khác vẫn được duy trì cho đến cuối năm 2025.

Trong khi đó, sự bi quan về tăng trưởng nhu cầu của Trung Quốc đã xuất hiện sau khi kết quả một cuộc khảo sát chính thức cho thấy hoạt động sản xuất tại nước này đã giảm xuống mức thấp nhất của sáu tháng vào tháng 8, khi giá xuất xưởng giảm mạnh và các chủ sở hữu nhà máy gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu