Gánh chịu tác động kép, hàng trăm ngân hàng ở Mỹ đối mặt tình thế khó khăn

Hàng trăm ngân hàng nhỏ ở Mỹ đang đối mặt với rủi ro từ các khoản vay liên quan đến bất động sản thương mại và có nguy cơ thua lỗ do môi trường lãi suất cao.

Ngân hàng Republic First Bank bị đóng cửa vào hôm 26/4. Ảnh: Reuters
Ngân hàng Republic First Bank bị đóng cửa vào hôm 26/4. Ảnh: Reuters

Hàng trăm ngân hàng nhỏ và ngân hàng khu vực trên khắp nước Mỹ đang chịu áp lực.

Christopher Wolfe, giám đốc điều hành và người đứng đầu bộ phận nghiên cứu các ngân hàng Bắc Mỹ tại Fitch Ratings, nói với CNBC: “Một số ngân hàng phá sản hoặc yêu cầu về vốn tối thiểu đã giảm xuống”.

Công ty tư vấn Klaros Group đã phân tích khoảng 4.000 ngân hàng Mỹ và phát hiện ra rằng 282 ngân hàng phải đối mặt với mối đe dọa kép từ các khoản cho vay liên quan đến bất động sản thương mại và có nguy cơ thua lỗ do lãi suất cao hơn. Phần lớn trong số này là ngân hàng nhỏ với tài sản dưới 10 tỷ USD.

“Hầu hết các ngân hàng này không mất khả năng thanh toán. Họ chỉ đang chịu áp lực,” Brian Graham, đồng sáng lập và đối tác tại Klaros Group, nói với CNBC. “Điều đó có nghĩa là sẽ có ít ngân hàng phá sản hơn nhưng không có nghĩa là khách hàng tổ chức và cá nhân không bị tổn thương bởi những áp lực đó.”

Quảng cáo

Graham lưu ý rằng khách hàng tổ chức có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi việc các ngân hàng không đầu tư vào chi nhánh mới, đổi mới công nghệ hoặc nhân sự. Còn đối với khách hàng cá nhân, hậu quả từ ngân hàng nhỏ phá sản mang tính gián tiếp.

Sheila Bair, cựu chủ tịch của Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), nói với CNBC: “Sẽ không có hậu quả trực tiếp gì nếu tiền gửi thấp hơn giới hạn bảo hiểm tiền gửi – hiện khá cao – ở mức 250.000 USD”.

Nếu một ngân hàng sụp đổ và được FDIC bảo hiểm, mỗi người gửi tiền sẽ được nhận tối thiểu 250.000 USD trên mỗi ngân hàng được FDIC bảo hiểm, và cho từng loại hình tài khoản sở hữu.

bank1-7127.jpg
Ngân hàng Republic First Bank bị đóng cửa vào hôm 26/4. Ảnh: Reuters

Hôm 26/4, các cơ quan quản lý bang Pennsylvania đã đóng cửa ngân hàng Republic First Bank có trụ sở tại Philadelphia, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại Mỹ trong năm nay. (FDIC) được chỉ định quản lý tài sản. Để bảo vệ người gửi tiền, Republic First Bank đã được FDIC bán cho Fulton Bank để tiếp quản toàn bộ tiền gửi và tài sản của ngân hàng này.

Theo CNBC

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Trung Quốc hạ tỷ giá tham chiếu ngày thứ 6 liên tiếp, đồng Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất gần 2 thập kỷ

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tiếp tục hạ tỷ giá tham chiếu của đồng Nhân dân tệ so với USD. Động thái này được đưa ra sau khi Washington tuyên bố áp thuế 125% với hàng hoá của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Đồng NDT tăng lên mức cao nhất trong gần 16 tháng Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025

Tổng thống Mỹ cảnh báo sẽ áp thuế 200% đối với rượu của Pháp và EU

Ngày 13/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế 200% với rượu vang, sâm panh và rượu khác nhập khẩu từ Pháp và các nước EU, nếu như khối này không dỡ bỏ mức thuế đánh vào rượu whisky của Mỹ.

Rượu, bia có thể chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 100% Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu: "Không thể cứ tăng thuế thì nâng giá bán"

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall