Fitch Ratings giải thích lý do hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Mỹ

Fitch cho biết lý do hạ bậc là "chất lượng điều hành đi xuống", cụ thể là những bất đồng quanh vấn đề trần nợ công đầu năm nay, khiến Mỹ gặp rủi ro vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử.

Fitch Ratings vừa hạ bậc tín nhiệm của Mỹ, từ mức cao nhất là AAA xuống AA+, một phần vì bế tắc trần nợ cách đây vài tháng, theo nội dung bài báo mới CNBC đăng tải.

Trong thông báo vào ngày 1/8, Fitch cho biết lý do hạ bậc là "chất lượng điều hành đi xuống", cụ thể là những bất đồng quanh vấn đề trần nợ công đầu năm nay, khiến Mỹ gặp rủi ro vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử.

Trái phiếu chính phủ Mỹ từ rất nhiều thập kỷ đã được coi là an toàn nhất trong nhóm công cụ trú ẩn. Tuy nhiên, động thái của Fitch cho thấy tài sản này đã phần nào mất sức hấp dẫn. Việc này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng, từ lãi vay mua nhà tại Mỹ đến các hợp đồng được thực hiện trên khắp thế giới.

Các chỉ số chứng khoán tương lai trên thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Fitch Ratings công bố quyết định hạ xếp hàng này. Chỉ số Dow Jones giao tương lai hạ khoảng 100 điểm.

Tháng 5/2023, Fitch Ratings từng cảnh báo về khả năng hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ, với lý do nước Mỹ không ngừng bế tắc về vấn đề trần nợ. Cùng lúc đó, các nhà hoạch định chính sách tại Washington đối đầu về thỏa thuận để giúp nâng trần nợ để ngăn chính phủ liên bang hết tiền. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thông qua dự thảo nâng trần nợ của Mỹ vào ngày 2/6/2023, ngay sát thời hạn chót 5/6/2023.

Quảng cáo

Fitch Ratings đồng thời nhấn mạnh đến vấn đề thâm hụt ngân sách liên bang, Fitch Ratings dự báo dự báo thâm hụt ngân sách sẽ lên mức 6,3% GDP trong năm 2023 từ mức 3,8% của năm 2022. “Các biện pháp cắt giảm chi tiêu phi quốc phòng (tương đương khoảng 15% tổng chi tiêu liên bang) như đã đồng thuận trong Dự thảo Trách nhiệm Tài khóa (FRC) chỉ giúp cải thiện triển vọng tài khóa trung hạn một cách hạn chế”, Fitch nhấn mạnh.

Fitch Ratings nhấn mạnh sự tác động của của nhiều yếu tố bao gồm điều kiện tín dụng thắt chặt, đầu tư doanh nghiệp suy yếu và tiêu dùng người dân chững lại có thể khiến cho nền kinh tế suy thoái nhẹ trong quý 4/2023 và quý 1/2024.

Nhà Trắng đã bất đồng với quyết định hạ xếp hạng của Fitch Ratings. Đây không phải lần đầu tiên một tổ chức xếp hạng tín nhiệm hạ xếp hạng của Mỹ, vào năm 2011, Standard & Poor’s cũng đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ xuống mức AA+ từ mức AAA sau khi Washington tránh được kịch bản vỡ nợ.

Fitch công bố quyết định của họ không chỉ dựa trên tình hình trần nợ mới nhất, mà là kết quả của việc "chất lượng quản trị giảm dần trong 20 năm qua, liên quan đến vấn đề tài khóa và nợ nần".

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên tiếng phản đối động thái của Fitch. "Tôi hoàn toàn không đồng tình với quyết định này. Đánh giá của Fitch là tùy tiện và dựa trên các số liệu đã cũ", Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết hôm 1/8.

Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cũng lên tiếng phản đối quyết định này. "Rõ ràng là sự cực đoan của các quan chức đảng Cộng hòa - từ việc cổ súy vỡ nợ, làm giảm chất lượng quản trị và nền dân chủ, đến tìm cách gia hạn ưu đãi thuế cho người giàu và các tập đoàn - đã gây ra nhiều hậu quả tệ hại đến kinh tế Mỹ", bà Jean-Pierre cho biết.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?