Dự báo lạm phát tại Đức có thể lên hai con số

Theo Chủ tịch Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank), lạm phát tại Đức có thể lên tới 10%. Trong lịch sử nước Đức, tỷ lệ lạm phát hai con số được ghi nhận lần gần đây nhất là cách đây hơn 70 năm.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Chủ tịch Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) Joachim Nagel ngày 20/8 cho rằng tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế đầu tàu châu Âu sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, sau khi gói hỗ trợ giảm giá nhiên liệu và cung cấp vé phương tiện giao thông công cộng 9 euro/tháng kết thúc vào cuối tháng 8 này.

Phát biểu với báo giới, ông Nagel dự báo tỷ lệ lạm phát tại Đức có thể sẽ tăng tới 10% trong những tháng tới.

Trong lịch sử nước Đức, tỷ lệ lạm phát hai con số được ghi nhận lần gần đây nhất là cách đây hơn 70 năm. Quý 4/1951, Đức ghi nhận tỷ lệ lạm phát 11%.

Quảng cáo

Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế Đức trong 3 tháng gần đây nhất - tháng 5, tháng 6 và tháng 7 - lần lượt ở các mức 7,9%, 7,6% và 7,5%.

Tỷ lệ lạm phát tháng 6 và tháng 7 giảm nhẹ so với tháng 5 được đánh giá chủ yếu là do việc giảm giá nhiên liệu và việc cung cấp vé phương tiện giao thông công cộng 9 euro. Ông Nagel nhận định trong cả năm 2022, tỷ lệ lạm phát ở Đức sẽ ở mức trên 8%.

Đối với năm 2023, ông Nagel dự báo lạm phát có thể cao hơn những đánh giá trước đây do những nút thắt về nguồn cung và căng thẳng địa chính trị nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng hiện tại.

Hiện Nga đã giảm mạnh nguồn cung khí đốt cho Đức và châu Âu, khiến giá khí đốt tự nhiên và giá điện đã tăng hơn nhiều so với dự kiến. Do đó, theo Chủ tịch Bundesbank, lạm phát nhiều khả năng sẽ có mức trung bình trên 6% trong năm tới.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt