Dự báo kinh tế Mỹ 100% sẽ suy thoái vào năm 2023

Dự báo cho thấy nền kinh tế Mỹ chắc chắn 100% sẽ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới.

Dự báo này dựa trên một mô hình kinh tế do hai nhà kinh tế của Bloomberg đưa ra ngày 17/10 với 13 chỉ số tài chính. Điều tồi tệ hơn nữa là tình trạng suy thoái dường như không thể tránh khỏi có thể xảy ra sớm hơn. Theo mô hình, có 73% khả năng kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong vòng 11 tháng nữa và 25% khả năng sẽ xảy ra trong vòng 10.

Những kết quả đó xấu hơn đáng kể so với lần cuối cùng Bloomberg chạy mô hình này. Khi đó, có 65% khả năng kinh tế Mỹ suy thoái trong vòng 12 tháng.

Những con số dự báo này chắc chắn ảm đạm hơn so với dự báo của Tổng thống Joe Biden. Ông Biden đã khẳng định Mỹ sẽ tránh được suy thoái kinh tế và nếu có suy thoái thì sẽ “rất nhẹ”.

Không phải tất cả các chuyên gia đều chắc chắn kinh tế Mỹ sẽ suy thoái. Một cuộc khảo sát với 42 nhà kinh tế đã dự báo có 60% khả năng xảy ra suy thoái trong 12 tháng tới. Tuy nhiên, ngay cả dự báo này cũng bi quan hơn kể từ lần dự báo gần nhất là có 50% khả năng xảy ra suy thoái.

Một cuộc thăm dò khác của các nhà kinh tế do Wall Street Journal tiến hành ngày 17/10 cho thấy khả năng xảy ra suy thoái ở Mỹ trong một năm là 63%. Thăm dò này chỉ ra rằng các đợt tăng lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã tăng nhanh sau nhiều năm không có động thái nào. Hơn một nửa trong số những người được khảo sát cho rằng FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất vượt quá mức lành mạnh, cuối cùng sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế.

Quảng cáo

Lạm phát ở Mỹ tiếp tục dao động gần mức cao nhất trong 4 thập kỷ, ngay cả khi FED liên tục tăng lãi suất để nỗ lực kiềm chế chi phí sinh hoạt tăng cao.

Theo biên bản cuộc họp hồi tháng trước được FED công bố ngày 12/10, các nhà hoạch định chính sách thừa nhận để giảm lạm phát, nền kinh tế đầu tàu thế giới phải chấp nhận tăng trưởng giảm tốc và thị trường việc làm đình trệ trong bối cảnh giá cả hàng hóa và dịch vụ vẫn đang ở mức cao.

Biên bản cuộc họp cho thấy các quan chức FED nhận định rằng các biện pháp tăng lãi suất vẫn chưa đủ để kiềm chế lạm phát. Một số quan chức nhấn mạnh cần phải điều chỉnh tốc độ thắt chặt chính sách hơn nữa với mục đích giảm thiểu nguy cơ tác động tiêu cực đến triển vọng kinh tế. Một số khác cho rằng việc thực hiện quá ít biện pháp để hạ lạm phát có thể gây thiệt hại còn lớn hơn chi phí phát sinh từ việc triển khai nhiều biện pháp. Các quan chức FED đều khẳng định duy trì cam kết đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2%.

Hồi tháng 9, Ủy ban thị trường mở liên bang Mỹ (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của FED - đã thực hiện lần tăng lãi suất thứ 3 liên tiếp với mức điều chỉnh 0,75 điểm phần trăm để kiềm chế lạm phát, vốn đã tăng lên mức cao nhất trong 40 năm qua.

Nước Mỹ đã chứng kiến giá cả của hầu hết các mặt hàng và dịch vụ đều tăng cao trong thời gian gần đây, khiến người dân gặp khó khăn trong chi tiêu sinh hoạt. Báo cáo của LendingTree, một công ty cho vay trực tuyến, cho thấy trong 6 tháng qua, có 32% người trưởng thành được khảo sát cho biết không thể thanh toán đúng hạn các hóa đơn điện nước cho cuộc sống hằng ngày và 61% trong số này phàn nàn không có tiền để trang trải chi phí.

Khoảng 40% người được hỏi thừa nhận khả năng chi trả các hóa đơn của họ đã giảm sút so với 1 năm trước. Báo cáo trên đã phản ánh tình trạng lạm phát kéo dài làm gia tăng gánh nặng lên người tiêu dùng khi cuộc sống ngày càng đắt đỏ và túi tiền của người dân ngày càng eo hẹp.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ

Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.

Mỹ: “Gió đổi chiều” với các sàn giao dịch tiền điện tử Giá Bitcoin giảm gần 6% sau kế hoạch thành lập quỹ dự trữ chiến lược tiền điện tử của Mỹ

Phố Wall tiếp tục tăng điểm dù đàm phán thương mại Mỹ-Trung chưa tiến triển

Chứng khoán Phố Wall ngày 24/4 kéo dài chuỗi tăng điểm sang phiên thứ ba liên tiếpm bất chấp những phản ứng của Trung Quốc về triển vọng đạt được thỏa thuận song phương.

Phố Wall bùng nổ sau khi Mỹ bất ngờ tạm dừng hầu hết thuế quan mới Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Thị trường chứng khoán toàn cầu khởi sắc

Ngày 23/4, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent nói với các phóng viên rằng Mỹ "chưa" đàm phán với Trung Quốc về thuế quan, đồng thời gọi các mức thuế cao của cả hai nước hiện nay là “không bền vững”.

Ông Trump chỉ trích Fed, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump

Các quan chức của Fed đã báo hiệu ý định giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25-4,50% trong khi chờ đợi thêm sự rõ ràng về mức độ, thời điểm và tác động kinh tế của thuế quan.

Trái phiếu chính phủ bị bán tháo, đồng USD thấp nhất trong 1 thập kỷ: Rủi ro Mỹ tăng lãi suất sắp xảy ra? Chứng khoán trồi sụt dù ECB hạ lãi suất