Dòng vốn đầu tư toàn cầu dịch chuyển ra sao sau những vụ việc gây sốc ngành ngân hàng Mỹ?

Dòng vốn vào quỹ cổ phiếu thị trường phát triển (DM) ở trạng thái rút ròng tháng thứ 2 liên tiếp (-8,5 tỷ USD), chủ yếu do dòng vốn rút ra khỏi thị trường Mỹ (-9,0 tỷ).

Các sự kiện biến động trên thị trường tài chính toàn cầu ngay đầu tháng 3/2023 đã tác động mạnh tới phân bổ dòng tiền vào các tài sản tài chính, trong đó xu hướng vào các quỹ tiền tệ tăng mạnh, theo bản tin nghiên cứu mới được công bố của SSI Research.

Cụ thể, trạng thái bất ổn xảy ra trên hệ thống ngân hàng tại Mỹ sau sự kiện SVB và ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ) phải chấp nhận sự tiếp quản của đối thủ UBS trong một thỏa thuận có sự bảo lãnh từ NHTW Thụy Sĩ khiến cho làn sóng rút tiền ồ ạt, đặc biệt từ nhóm khách hàng tổ chức và chuyển dịch vào các quỹ tiền tệ (vào ròng tới 333 tỷ USD, chỉ sau mức vào ròng đột biến vào giai đoạn COVID tháng 3 và tháng 4/2020).

Trong khi đó, các quỹ cổ phiếu tiếp tục trạng thái rút ròng 3 tỷ USD (thấp hơn so với mức rút 21 tỷ USD). Tốc độ giải ngân từ quỹ trái phiếu hạ nhiệt khi chỉ vào ròng 7 tỷ USD khi lợi suất TPCP có bước giảm khá mạnh trong tháng 3. Tính chung trong quý 1/2023, dòng vốn vào quỹ cổ phiếu rút ròng 21,9 tỷ USD, trong khi các quỹ trái phiếu và tiền tệ lần lượt vào ròng 91,6 tỷ USD và 507,7 tỷ USD.

Dòng vốn vào quỹ cổ phiếu thị trường phát triển (DM) ở trạng thái rút ròng tháng thứ 2 liên tiếp (-8,5 tỷ USD), chủ yếu do dòng vốn rút ra khỏi thị trường Mỹ (-9,0 tỷ). Mặc dù dòng vốn đã có sự cải thiện so với tháng 2, dữ liệu kinh tế Mỹ đã xoay chiều kém tích cực trong tháng 3 và sự mất cân bằng trong hệ thống ngân hàng Mỹ sau giai đoạn tiền rẻ đã khiến cho thị trường đánh giá lại về suy thoái kinh tế cũng như kỳ vọng về đỉnh lãi suất. Đồng USD suy yếu trong khi định giá thị trường vẫn ở mức cao khiến dòng vốn tiếp tục rút ra khỏi thị trường Mỹ (-9 tỷ USD), chủ yếu từ các quỹ chủ động (-21,8 tỷ USD).

Dòng vốn vào cổ phiếu thị trường mới nổi (EM) thận trọng. Dòng vốn vào EM duy trì tháng vào ròng thứ 8 liên tiếp, tuy nhiên tốc độ giải ngân khá dè chừng (+5,4 tỷ USD). Dòng tiền đảo chiều vào ròng 4 tỷ USD vào Trung Quốc, sau những thông tin khá tích cực về dữ liệu kinh tế trong nước và việc NHNW Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng (giảm 0.25% tỷ lệ dự trữ bắt buộc).

Đối với nhóm các quốc gia khác trong khu vực Châu Á, Đài Loan (+1,1 tỷ USD), Việt Nam (+62 triệu USD) và Thái Lan (+39,8 triệu USD) là 3 quốc gia ghi nhận dòng tiền vào ròng vào thị trường cổ phiếu.

Quảng cáo

Theo khảo sát từ BofA, rủi ro lớn đối với dòng tiền đầu tư trong tháng 3 đã xoay chiều chuyển sang rủi ro tín dụng do lo ngại về sự sụp đổ trong hệ thống ngân hàng có thể sẽ lặp lại và trạng thái của các nhà quản lý quỹ trở nên thận trọng hơn, khi tỷ trọng tiền mặt được đẩy lên 5,5% (từ mức 5,2% trong tháng 2).

Ở giai đoạn này, xu hướng và các đối sách đối với rủi ro tín dụng và lạm phát vẫn chưa thể xác định rõ ràng và khiến cho việc phân bổ vào tài sản tài chính đang nghiêng nhiều về việc thu hẹp phân bổ vào các tài sản rủi ro.

Trong khi đó, theo bài báo mới được New York Times đăng tải, tình trạng tương tự đang diễn ra trong thế giới khởi nghiệp sau vụ sụp đổ của ngân hàng SVB. Sau năm 2022 khi mà dòng tiền dễ dàng dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp cạn đi, định giá của những doanh nghiệp kiểu này đã trở về với con số thấp bất ngờ.

Tham vọng của cộng đồng doanh nhân khởi nghiệp vì vậy sụt giảm theo, tình trạng sa thải diễn ra trên diện rộng. Nhiều người đã từng hy vọng mọi chuyện sẽ hồi phục trong năm nay. Tuy nhiên cuối cùng, sự sụp đổ của ngân hàng SVB đã tạo ra thêm tâm lý lo lắng và nhiều người giờ đây đang mất dần đi hy vọng.

Vụ sụp đổ của ngân hàng SVB không trực tiếp có nguyên nhân của sự đi xuống trong ngành công nghệ và những doanh nghiệp khởi nghiệp gửi tiền ở đây sẽ không mất tiền bởi Bộ Tài chính Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng đã đảm bảo toàn bộ tiền gửi tại ngân hàng SVB. Tuy nhiên việc SVB đóng cửa diễn ra hẳn cũng có liên quan đến việc so với cùng kỳ năm trước, nguồn vốn mạo hiểm giảm 61% trong 3 tháng cuối của năm 2022.

Chuyên gia tại PitchBook, ông Kyle Stanford, nói rằng ông tin sự sụp đổ của SVB sẽ đẩy nhanh quá trình đi xuống của thị trường vốn đã diễn ra từ trước.

“Chúng tôi đã trong quá trình chững lại suốt cả năm rồi. Đây là vấn đề mà thực sự thị trường không hề dự báo trước”, ông Standford nói.

Công ty đầu tư mạo hiểm NFX đã thực hiện cuộc khảo sát với khoảng 870 nhà sáng lập các doanh nghiệp khởi nghiệp trong tuần trước, 59% trong số này khẳng định vụ sụp đổ của SVB sẽ khiến cho thị trường huy động vốn trở nên khó khăn hơn. 22% nói họ lo ngại họ sẽ không thể gọi được thêm vốn trong năm nay.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Các "ông lớn" tài chính kỳ vọng BoJ tiếp tục tăng lãi suất

Công ty quản lý tài sản lớn số hai thế giới đẩy mạnh nắm giữ vị thế bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) vì vẫn thấy khả năng BoJ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 tới.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%

Các đồng tiền ở châu Á phục hồi lên các mức cao nhất trong 5 tháng

Đồng ringgit của Malaysia tăng mạnh nhất trong số các đồng tiền trong khu vực, nhờ triển vọng tăng trưởng kinh tế lạc quan và đồng baht Thái Lan lên giá khi những căng thẳng chính trị dịu bớt.

Mất mốc 155 yên đổi 1 USD, đồng tiền Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong 34 năm USD vẫn là đồng tiền dự trữ chính của toàn cầu trong ngắn hạn và trung hạn