Chính sách tiền tệ, các sự kiện địa chính trị, điều kiện kinh tế cùng nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ trên thị trường ngoại hối.
Những loại tiền tệ chính nào có hiệu suất tốt nhất và kém nhất trong thập kỷ qua (2014-2023)? Lý do đằng sau biến động của chúng là gì?
Dưới đây là thống kê do Visual Capitalist thực hiện, mô tả một thập kỷ thăng trầm của 8 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất theo số lượng dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế.
Đô la Mỹ là đồng tiền có hiệu suất ngoại hối tốt nhất
Đô la Mỹ là đồng tiền có hiệu suất tốt nhất trong giai đoạn 2014-2023, chiếm vị trí số 1 trong 6 năm. Kinh tế Mỹ tương đối ổn định và vai trò là đồng tiền dự trữ của thế giới đã củng cố sức mạnh của đồng bạc xanh.
Đô la Mỹ cũng được cho là một kênh đầu tư an toàn trong thời kỳ khủng hoảng. Các nhà đầu tư thường sẽ đầu tư vào đồng bạc xanh trong giai đoạn bất ổn, chẳng hạn như trong cú sốc giá dầu năm 2014-2016.
Sau COVID-19, đồng bạc xanh đạt đỉnh vào năm 2022 do lãi suất tăng mạnh.
Ngược lại, cải cách y tế và thuế được ông Trump thông qua năm 2017 đã khiến đồng đô sụt giảm. Năm 2020, lãi suất thấp kỷ lục tại Mỹ và dịch COVID-19 đã góp phần khiến đô la Mỹ giảm hơn 7%.
Yên Nhật hoạt động kém nhất
Yên Nhật là đồng tiền có hiệu suất thấp nhất trong số 8 loại tiền tệ trong 10 năm qua, đứng ở vị trí cuối cùng trong 4 năm.
Nguyên nhân chính là do khoảng cách lớn giữa lãi suất của Nhật Bản và Mỹ.
Lãi suất cao hơn thường thu hút đầu tư nước ngoài. Vì vậy, lãi suất siêu thấp của Nhật Bản kể từ cuối những năm 1990 đã ngăn dòng vốn chảy vào, do đó làm giảm nhu cầu về đồng tiền này. Điều này đã gây áp lực giảm giá lên đồng yên theo hướng có lợi cho đồng đô la Mỹ.
Các biến động ngoại hối khác
Đồng đô la Canada (CAD), vốn có mối tương quan mạnh mẽ với giá dầu, cũng bị ảnh hưởng trong đợt giảm giá dầu năm 2014. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa CAD và dầu đã bị phá vỡ trong những năm gần đây.
Đồng bảng Anh chịu ảnh hưởng sau Brexit, giảm gần 17% xuống mức thấp nhất trong 31 năm vào năm 2016, tờ The Guardian đưa tin. Đồng bảng Anh cũng hoạt động kém hiệu quả vào năm 2022 khi các chính sách tài khóa không hiệu quả khiến cựu Thủ tướng Liz Truss phải từ chức.
Nhờ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong 10 năm, đồng euro đã có mức tăng trưởng đặc biệt tốt vào năm 2017 khi tăng gần 14%.
Ngoài ra, đồng đô la Úc, France Thụy Sĩ và nhân dân tệ Trung Quốc dao động ở vị trí thứ 2-6 trong khoảng thời gian trên.