Doanh nghiệp rau quả cần nhiều thông tin thị trường, nhà nhập khẩu quốc tế

Rau quả là một trong số ít nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng tốt trong các tháng đầu năm 2023, có được kết quả này là nhờ nỗ lực mở cửa thị trường của chính phủ, đặc biệt là xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, bưởi vào Mỹ, nhãn vào Nhật Bản.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Doanh nghiệp rau quả cần nhiều thông tin thị trường, nhà nhập khẩu quốc tế

Để tránh rủi ro, doanh nghiệp cần tham tán ở các nước cung cấp nhiều hơn nữa thông tin thị trường và "sức khỏe" của nhà nhập khẩu tại thị trường đó.

Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit), thời gian qua Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Bộ Công thương đã hỗ trợ rất tốt hiệp hội bằng việc mở cửa nhiều thị trường, tham gia các hội chợ ở HongKong, Đức … và tham tán thương mại ở các nước cũng đã tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại giúp ngành rau quả tiếp cận thị trường các nước.

Nhờ vậy, doanh nghiệp rau quả đã thâm nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada, Hàn Quốc … nhưng để giữ thị trường cũng như duy trì, nâng cao và đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu rất cần có sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong đó có Bộ Công thương.

Ở góc nhìn của một doanh nghiệp xuất khẩu rau quả lớn, ông Nguyễn Đình Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty VINA T&T cho rằng, bấy nhiêu là chưa đủ và để tránh rủi ro trong thương mại quốc tế, bớt phải sàng lọc và có thể tiếp cận một cách tốt hơn với doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần nhiều hơn nữa thông tin về các thị trường nhập khẩu, đặc biệt từ các tham tán ở các nước, vì hơn ai hết tham tán là người hiểu rõ thị trường cũng như “sức khỏe” của nhà nhập khẩu tại thị trường đó.

Cạnh tranh bằng chất lượng

Vấn đề chất lượng rau quả xuất khẩu nói chung và sầu riêng nói riêng rất cần được quan tâm. Bởi sau khi Việt Nam xuất khẩu nhiều sầu riêng vào thị trường Trung Quốc, Thái Lan - đối thủ cạnh tranh trực tiếp với sầu riêng Việt Nam đã chuyển hướng sản xuất, họ không chú trọng đến số lượng mà chú trọng đến chất lượng sầu riêng. Bên cạnh đó, họ đang làm việc này rất nghiêm túc. Trong khi đó, chất lượng trái sầu riêng của Việt Nam còn khá lỏng lẻo, nhất là việc quản lý mã số vùng trồng, mã số đóng gói.

Doanh nghiệp rau quả cần nhiều thông tin thị trường, nhà nhập khẩu quốc tế

Ông Nguyễn Đình Tùng, Phó chủ tịch Vinafruit, Tổng giám đốc VINA T&T.

“Nếu chúng ta không làm tốt những phần việc này rất dễ mất thị trường Trung Quốc và mục tiêu xuất khẩu sầu riêng đạt 1 tỷ USD vào thị trường Trung Quốc có thể lung lay. Tóm lại, chúng ta đã rất khó khăn trong việc mở cửa thị trường nhưng để giữ được thị trường lại càng khó hơn, vì vậy rất cần sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương”, Tổng giám đốc VINA T&T nói.

Mặt khác, để doanh nghiệp rau quả và người nông dân có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển, hiệp hội rất mong Ngân hàng Nhà nước xem cây trồng trên đất, hoặc các sản phẩm đầu tư trên đất nông nghiệp là tài sản để doanh nghiệp nông nghiệp hay người nông dân thế chấp có thêm nguồn vốn để đầu tư sản xuất.

Ví dụ, đối với những loại cây lâu năm như sầu riêng, mít, nhãn... người nông dân phải đầu tư hàng chục triệu đồng thậm chí hàng trăm triệu đồng/năm, như sầu riêng đầu tư ban đầu là 50 triệu đồng/ha/năm, sau đó từng năm phải đầu tư thêm đến năm thứ tư mới cho thu hoạch, vì vậy, khi đã trồng xuống đất rồi nên coi đó là một tài sản.

“Ở Việt Nam trồng cây lâu năm có giá trị rất lớn nhưng không được ngân hàng coi là tài sản nên không thể thế chấp, quan điểm này đã trở thành điểm nghẽn tăng nguồn vốn đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp. Hiện nay ngành rau quả đang trên đà phát triển rất tốt và có nhiều lợi thế trên thị trường xuất khẩu thì không ít nông dân có đất nhưng không có vốn đầu tư sản xuất”, Phó chủ tịch Vinafruit chia sẻ.

Xuất khẩu rau quả còn khó khăn

Trước những phản ảnh của ngành rau quả, ở góc nhìn của tư lệnh ngành công thương, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, để đảm bảo chất lượng hàng hóa và xuất khẩu chính ngạch vai trò của Hiệp hội Rau quả là vô cùng quan trọng, còn sản xuất thì từ quy hoạch vùng trồng, vùng nuôi đến tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vai trò của hợp tác xã, chính quyền địa phương và các hiệp hội ngành hàng là chủ đạo.

Doanh nghiệp rau quả cần nhiều thông tin thị trường, nhà nhập khẩu quốc tế

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu.

Trước đây, các doanh nghiệp đã quen lối “ăn đong” từng đơn hàng, còn bây giờ xuất khẩu chính ngạch là chính nên sự hướng dẫn sản xuất và bảo đảm tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu là rất quan trọng. Chính vì vậy, hiệp hội phải cùng với các địa phương, hợp tác xã xây dựng vùng trồng, vùng nuôi tập huấn, bồi dưỡng và truyền thông đến người nông dân.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định, một trong các nguyên nhân cơ bản khu vực nông, lâm và thủy sản thường gặp phải đối với xuất khẩu chính ngạch là chất lượng không ổn định, vài lô đầu làm rất tốt nhưng vài lô sau chất lượng kém đi, chính vì hàm lượng chỉ đạo điều hành hay ảnh hưởng của hiệp hội ngành hàng đối với những địa phương có vùng trồng, vùng nuôi chưa lớn và nhất là tư duy nhiệm kỳ của chính quyền địa phương.

Phần lớn các địa phương có tâm lý mau mau thu hút dự án lớn giúp địa phương thay đổi một chút về diện mạo kinh tế - xã hội, bỏ bê nghĩa vụ rất lớn đó là duy trì sự sống và phát huy tiềm năng, lợi thế quốc gia trong đó có tiềm năng của địa phương, để bà con cứ theo thói quen tập quán cũ mà làm và ‘bán cái mình có, chứ không phải bán cái thị trường cần’, đến khi bán không được thì kêu gào chính phủ và các bộ, ngành hỗ trợ.

“Tôi nghĩ rằng, vai trò của hiệp hội rất quan trọng không chỉ hướng dẫn, tập huấn người nông dân sản xuất mà còn phải khuyến nghị chính quyền địa phương nhập cuộc quy hoạch vùng trồng, vùng nuôi, ban hành cơ chế chính sách và phải có những chỉ đạo rốt ráo chứ cứ để như thế này thì rất khó. Cần hiểu là năng lực sản xuất rau củ quả của Việt Nam không thấm tháp gì so với nhu cầu của một thị trường Trung Quốc, đó là chưa nói các thị trường khác, nhưng xuất khẩu rau quả còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc chỉ vì chúng ta làm theo thói quen cũ nên chất lượng hàng hóa kém và không ổn định”, Bộ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều đạt xấp xỉ 516.868 tấn, trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hạt điều có khả năng vượt mục tiêu 3,1 tỷ USD

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt 215.112 tấn, chiếm tỷ lệ 41,61%. Do chiếm tỷ lệ lớn nên sự tăng, giảm xuất khẩu của một trong 2 thị trường đều ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu toàn ngành điều.

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản đạt 7,42 tỷ USD, giảm 21,3% so với cùng kỳ năm ngoái

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 chỉ đạt 9 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 10/2023 tăng 3,4% so với tháng trước, tuy nhiên lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản vẫn giảm đến 21%. Theo Tổng thư ký Vasep, thị trường có nhiều khó khăn nên xuất khẩu thủy sản năm nay có thể chỉ đạt khoảng 9 tỷ USD.

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

Ước tính 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt gần 1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính đang có tín hiệu tích cực, kỳ vọng xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD, giảm 27,45% so với năm 2022, giảm 230 triệu so với mục tiêu 2 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Trung Quốc giảm mua kéo giá tiêu trong nước sụt giảm

Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng đẩy giá tiêu trong nước đạt gần 80.000 đồng/kg, nay động lực từ thị trường này đã giảm cộng với việc EU quyết định không nhập khẩu các mặt hàng nông sản được trồng trên đất từ phá rừng đã tác động tiêu cực lên giá tiêu.
Thu hoạch lúa Hè Thu bị chậm tiến độ do ảnh hưởng mưa

Các nước tăng mua đẩy giá gạo xuất khẩu tăng thêm 20 USD/tấn

Indonesia sẽ mua 2 triệu tấn gạo trong năm nay, từ nay đến cuối năm Philippines mua thêm ít nhất 1,5 triệu tấn gạo, châu Phi và Trung Quốc cũng đang có nhu cầu lớn. Thị trường gạo 6 tháng cuối năm sẽ rất sôi động và “cuộc chơi” sẽ thuộc về doanh nghiệp có chân hàng lớn.
Gạo tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu ngành nông nghiệp

Xuất khẩu gạo có thể mang về 4 tỷ USD năm 2023

6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 4,2 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 2,3 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 22,2% về lượng và tăng 34,7% trị giá. Nhu cầu thị trường đang tốt, dự báo cả năm xuất khẩu gạo có thể đạt trên, dưới 8 triệu tấn, mang về 4 tỷ USD.
Chat với BizLIVE