Doanh nghiệp châu Âu vẫn tiếp tục tăng đầu tư vào Trung Quốc

FDI từ EU vào Trung Quốc đạt tổng 5,5 tỷ bảng (5,49 tỷ USD) trong nửa đầu năm nay, so với mức 4,8 tỷ bảng của cùng kỳ cả hai năm 2021 và 2020, và tăng nhẹ so với 5,4 tỷ bảng của nửa đầu năm 2019.

Với chính sách "Không COVID" gây bất lợi cho nền kinh tế Trung Quốc và quan hệ giữa nước này với một số cường quốc đang có dấu hiệu xấu đi nhanh, đầu tư vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã phần nào mất đi sức hấp dẫn.

Tuy nhiên, đầu tư của một số doanh nghiệp châu Âu vào Trung Quốc vẫn tăng 15% trong nửa đầu năm nay.

Điều đó diễn ra khi quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc xấu đi và Đức, nền kinh tế đầu tàu của khối và một số nước thành viên khác có kế hoạch hạn chế đầu tư và giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, gây lo ngại về những tác động kinh tế.

Ông Max Zenglein, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator có trụ sở tại Berlin, cho rằng Trung Quốc mang đến những cơ hội lớn về kinh tế, dù có những rủi ro về tăng trưởng.

Các doanh nghiệp có thể không bỏ lỡ các cơ hội tại thị trường Trung Quốc khi cân nhắc các chi phí cho việc đa dạng hóa.

Quảng cáo

Theo số liệu của công ty nghiên cứu Rhodium Group, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ EU vào Trung Quốc đạt tổng 5,5 tỷ bảng (5,49 tỷ USD) trong nửa đầu năm nay, so với mức 4,8 tỷ bảng của cùng kỳ cả hai năm 2021 và 2020, và tăng nhẹ so với 5,4 tỷ bảng của nửa đầu năm 2019.

Một báo cáo của Rhodium Group về FDI của châu Âu vào Trung Quốc trong thập kỷ qua cho thấy 10 nhà đầu tư châu Âu hàng đầu tại Trung Quốc mỗi năm trong bốn năm qua trung bình chiếm gần 80% trong tổng FDI của châu Âu tại nước này.

Trong năm 2019, xu hướng tập trung cao đặc biệt đáng chú ý, khi tỷ lệ trên là 88%.

Năm lĩnh vực là sản xuất ôtô, chế biến thực phẩm, dược phẩm/y sinh, hóa chất và sản xuất hàng tiêu dùng hiện chiếm gần 70% trong tổng số FDI từ châu Âu, so với mức 57% trong giai đoạn 2008-2012 và 65% trong giai đoạn 2013-2017.

Các doanh nghiệp từ bốn quốc gia châu Âu là Đức, Hà Lan, Anh và Pháp, chiếm 87% trong tổng vốn FDI bốn năm qua, so với mức 69% trong một thập kỷ trước, trong đó các doanh nghiệp Đức chiếm các tỷ lệ tương ứng 43% và 34%.

Xu hướng này xuất phát từ một số yếu tố. Đó là các doanh nghiệp Đức sớm bước vào thị trường Trung Quốc, chủ yếu là doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và kỹ thuật cần nhiều vốn, và có sự hiện diện đáng chú ý trong những lĩnh vực tăng trưởng mạnh tại Trung Quốc trong thập kỷ qua.

Lĩnh vực ôtô, đặc biệt là của Đức, nổi bật với việc chiếm 1/3 tổng số FDI của châu Âu tại Trung Quốc.

Theo Vietnam+ Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc