Dễ có thay đổi cực lớn trên thị trường gạo toàn cầu vì một cú "quay xe" của Ấn Độ

Giới kinh doanh gạo Ấn Độ tin rằng Chính phủ mới sẽ sớm dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng trong bối cảnh dự đoán nguồn cung lúa gạo sắp dư thừa rất nhiều.

Dễ có thay đổi cực lớn trên thị trường gạo toàn cầu vì một cú "quay xe" của Ấn Độ

Sản lượng gạo Ấn Độ niên vụ 2024-25 (tháng 7-tháng 6) dự báo sẽ đạt kỷ lục cao do khả năng hiện tượng khí hậu La Nina sẽ tăng dần vào tháng 8 – 9/2024.

Việc quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới này bội thu gạo trong năm 2024-25 sẽ có tác động sâu rộng đến thị trường lúa gạo toàn cầu, có thể làm giá gạo giảm nhanh, thậm chí làm đảo ngược các chính sách hạn chế thương mại đối với mặt hàng này.

Các dự báo mới nhất đều lạc quan về triển vọng sản lượng gạo của Ấn Độ.

Trong báo cáo mới nhất (tháng 5/2024), Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng gạo Ấn Độ niên vụ 2024-25 sẽ đạt mức cao nhất từ trước đến nay, là 138 triệu tấn, cao hơn mức 134.000 tấn của niên vụ trước.

Cùng chung quan điểm, Commodity Insights dự kiến sản lượng gạo Ấn Độ sẽ đạt 135,5 triệu tấn trong năm 2024-25, tương đương mức cao kỷ lục đã đạt được trong năm 2022-23.

Commodity Insights dự báo nguồn cung gạo của Ấn Độ năm 2024-25 sẽ đạt kỷ lục cao, 170 triệu tấn.

202405270133471-905.gif
Dự báo sản lượng gạo Ấn Độ niên vụ 2024-25 sẽ cao kỷ lục.

Cơ sở của sự lạc quan đó là dự đoán của Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) về việc lượng mưa trong năm 2024 sẽ trở lại mức bình thường, thậm chí lượng mưa trong mùa mưa (tháng 6-9/2024) sẽ cao hơn mức bình thường. Điều này sẽ rất hữu ích cho cây trồng trong vụ kharif, trong đó có lúa gạo.

Quốc gia Nam Á này sản xuất gạo ở 2 mùa chính: kharif và rabi. Trong khi gạo kharif, chiếm 70% sản lượng cả nước, thường được thu hoạch vào tháng 11 thì vụ rabi thường được trồng vào tháng 11-12 và thu hoạch vào tháng 4-5.

Giữ vững ngôi vị nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới

USDA nhận định Ấn Độ sẽ tiếp tục là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới thế giới bất chấp những hạn chế.

Theo đó, quốc gia này sẽ xuất khẩu gần 18 triệu tấn gạo trong năm 2024-25, cao hơn khoảng hai triệu tấn so với năm trước, mặc dù thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục 22 triệu tấn mà nước này đã xuất khẩu trong năm 2021-2022.

Hiện tượng thời tiết La Nina quay trở lại

Theo dự báo của IMD, sau ba năm gián đoạn, La Nina dự kiến sẽ quay trở lại mạnh mẽ ở bờ biển Ấn Độ vào tháng 8-9.

Quảng cáo

Một nhà xuất khẩu gạo có trụ sở tại Kakinada cho biết, các vùng đất nông nghiệp của Ấn Độ đã bị El Nino tàn phá trong ba năm qua, gây ra hạn hán kéo dài và năng suất cây trồng giảm đáng kể. Vì vậy, sự trở lại của La Nina là tin vui đối người nông dân.

La Nina là một hiện tượng thời tiết đặc trưng bởi nhiệt độ bề mặt nước biển ở trung tâm vùng xích đạo và phía đông Thái Bình Dương mát hơn trung bình. Nó thường mang lại lượng mưa lớn trên khắp Ấn Độ, trong khi El Nino lại gắn liền với thời tiết nóng và khô kéo dài ở tiểu lục địa này.

Ở Ấn Độ - nơi 75% lượng mưa hàng năm đến vào mùa mưa, chỉ kéo dài 4 tháng - La Nina thường được coi là động lực thúc đẩy không chỉ cho ngành nông nghiệp địa phương mà còn cho phần còn lại của nền kinh tế, nhà khí tượng học cho biết.

Và đúng như vậy, nông nghiệp chiếm 15% tổng sản phẩm quốc nội trị giá 3,57 nghìn tỷ USD của Ấn Độ trong năm tài chính 2023-24 (tháng 4 đến tháng 3), theo dữ liệu của chính phủ.

Giá gạo thế giới sẽ chịu sức ép giảm

Theo các nhà kinh doanh và xuất khẩu gạo Ấn Độ, giá lúa có thể sẽ chịu áp lực rất lớn trong những tuần tới khi mùa mưa đến. Họ cho biết, thị trường Ấn Độ có thể sẽ tràn ngập gạo sau mùa kharif cho năm 2024 cho sản lượng cao kỷ lục. Do đó áp lực bán dự kiến sẽ rất lớn trong năm nay.

Với dự đoán nguồn cung gạo trên thị trường Ấn Độ sẽ đạt kỷ lục cao, 170 triệu tấn, các nhà kinh doanh gạo nước này dự kiến khó khăn của họ sẽ tăng gấp đôi, trong bối cảnh họ đang phải quay cuồng với các chính sách hạn chế thương mại kể từ tháng 8 năm 2022 của New Delhi.

Để hạn chế lạm phát lương thực, Chính phủ Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế bổ sung đối với dòng gạo trắng non-basmati xuất khẩu từ tháng 8 năm 2022. Và đến tháng 7 năm 2023, Chính phủ hạn chế xuất khẩu gạo trắng non-basmati, áp thuế 20% đối với gạo trắng non-basmati, đồng thời áp thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu và định giá xuất khẩu tối thiểu đối với gạo basmati ở mức 950 USD/tấn.

Kết quả là xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong năm 2023-24 giảm mạnh 18,5% so với năm trước, xuống còn 16,5 triệu tấn, dữ liệu của Commodity Insights cho thấy.

Nguồn Financial Express đưa tin Chính phủ Ấn Độ sẽ đánh giá việc gieo trồng lúa trong vụ kharif trước khi dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu.

Gạo đồ Ấn Độ vẫn cạnh tranh nhất bất chấp thuế xuất khẩu

Mặc dù bị áp thuế xuất khẩu 20% nhưng gạo đồ của Ấn Độ vẫn bán chạy vì có giá cạnh tranh nhất thế giới.

202405270133472-8149.gif
Giá gạo đồ Ấn Độ rẻ hơn nhiều so với gạo cùng loại của Thái Lan.

Giá gạo đồ 5% tấm xuất khẩu của Ấn Độ trung bình từ đầu năm đến nay là 531 USD/tấn (FOB), trong khi gạo đồ 100% tấm của Thái Lan là 531 USD/tấn, dữ liệu cho thấy ở mức 606 USD/tấn.

Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết thuế xuất khẩu gạo đồ không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của nước này trên thị trường toàn cầu. Đồng thời, New Delhi đang tạo ra doanh thu khá lớn từ chính sách này (thuế đối với xuất khẩu gạo đồ), do đó hầu như không có khả năng đảo ngược chính sách này ngay cả sau cuộc bầu cử (diễn ra vào tháng 4 - tháng 5 và kết quả sẽ được công bố vào ngày 4 tháng 6).

Giới kinh doanh gạo Ấn Độ tin rằng sớm muộn gì Chính phủ mới cũng sẽ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng trong bối cảnh dự đoán sẽ dư thừa rất nhiều lúa gạo.

Tham khảo: spglobal

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ chạm đáy 17 tháng

Một đại lý có trụ sở tại New Delhi thuộc một công ty thương mại toàn cầu cho biết các nhà xuất khẩu trong tuần này đã điều chỉnh giá vì cân nhắc đến xu hướng suy giảm của đồng rupee.

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ ổn định gần mức thấp nhất trong 15 tháng Xuất khẩu gạo của Ấn Độ vượt 1 tỷ USD trong tháng 10 vừa qua

Chính phủ Nga thông báo gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo thêm sáu tháng

Theo thông báo, lệnh cấm của Nga không áp dụng đối với xuất khẩu gạo sang các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu (gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan), vùng Nam Ossetia và Abkhazia.

Nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới tuyên bố động thái ‘bất ngờ’, Nga thêm áp lực giữa lệnh trừng phạt Giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống