Cục diện thị trường dầu mỏ thế giới sau loạt động thái phương Tây áp dụng với Nga

“Trò chơi” của phương Tây nhắm đến Nga dường như đang phát huy tác dụng nhất định.

Những tháng gần đây, chính phủ các nước công nghiệp phát triển G7 áp dụng trần giá dầu với Nga và các sản phẩm liên quan, trong khi đó chính phủ các nước Liên minh châu Âu (EU) cấm phần lớn nhập khẩu dầu của Nga.

Hai động thái này được thực hiện phối kết hợp nhắm đến để ngăn Nga có doanh thu năng lượng nhưng vẫn không gây tổn hại đến nguồn cung năng lượng toàn cầu và đẩy giá cả lên cao.

Cho đến nay, phía Nga công bố sẽ giảm quy mô sản lượng ước tính khoảng 5% trong tháng 3/2023 nhằm phản ứng lại các quy định trừng phạt. Các chuyên gia phân tích đã chia rẽ về việc liệu động thái này có nhắm đến việc cố gắng đẩy giá dầu tăng cao hay không hoặc nó có thể coi như sự thừa nhận rằng Moscow thực sự đang chật vật trong tìm bên mua hàng.

“Bạn có thể chỉ trích các biện pháp trừng phạt của phương Tây một cách dễ dàng. Tuy nhiên các biện pháp trừng phạt nhắm đến việc hạn chế nguồn cung dầu thô của Nga và không gây gián đoạn thị trường. Cho đến nay, các biện pháp đó đã phát huy tác dụng”, giám đốc phân tích năng lượng tại tổ chức Euroasia – ông Henning Gloystein phân tích.

Các biện pháp hạn chế giá cả sản phẩm năng lượng bằng việc ngăn các doanh nghiệp bảo hiểm, tài chính và vận tải phương Tây cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp xuất khẩu năng lượng Nga trừ khi dầu được bán dưới giá 60USD/thùng.

Biện pháp trừng phạt thử nghiệm này là sản phẩm của nhiều tháng trao đổi giữa các nhà ngoại giao Mỹ và châu Âu. Các chuyên gia trong ngành năng lượng đã chỉ trích mạnh mẽ các biện pháp này và không tin vào hiệu quả của nó trên thực tế.

Có quá nhiều điều có thể sai lầm. Giá dầu toàn cầu đã giảm trong thời gian gần đây bởi những nỗi lo về tăng trưởng kinh tế tại châu Âu và Mỹ. Cả hai loại giá dầu đang cho thấy dấu hiệu rằng mọi chuyện có thể sẽ không tệ như vậy. Trong khi đó, Trung Quốc đã loại bỏ phần lớn các biện pháp kiểm soát COVID-19, những biện pháp này có thể đẩy kinh tế tăng trưởng và làm tăng nhu cầu dầu thô.

Quy mô sản xuất dầu của Nga trong khi đó có thể bắt đầu giảm nhanh hơn so với ý định của phương Tây, chính vì vậy gây áp lực lên giá cả. Các biện pháp trừng phạt với nhập khẩu công nghệ đang gây tổn hại đến hoạt động khai thác và bảo trì dầu mỏ, theo các chuyên gia phân tích. Nga đã thề sẽ không bán dầu cho những ai tuân thủ theo cơ chế trần giá dầu của phương Tây.

Quảng cáo

Thế nhưng cho đến nay, xuất khẩu dầu thô của Nga vẫn tăng trưởng. Tháng 1/2023, xuất khẩu dầu thô của Nga tăng lên ngưỡng 5,1 triệu thùng/ngày so với mức 4,8 triệu thùng/ngày, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Báo cáo công bố vào tuần này của nhóm các chuyên gia kinh tế cho thấy rằng Moscow đã có thể điều hướng dầu xuất khẩu từ châu Âu sang các thị trường thay thế.

Nghiên cứu cho thấy rằng nguồn thu xuất khẩu của Nga dù bị hạn chế, dù vậy nhiều người vẫn không tin rằng Nga bán dầu rẻ như tính toán của nhiều bên.

Trong năm ngoái, sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, việc giá các sản phẩm năng lượng đã làm giảm tác động từ các biện pháp trừng phạt áp đặt với Moscow. Năm nay, mọi chuyện dường như đã khác nhiều.

Trong năm 2022, nguồn thu từ dầu và khí đốt của Nga trong tháng 1/2023 giảm đến 46% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu của Bộ Tài chính Nga công bố vào đầu tháng này. Chi tiêu chính phủ của Nga tăng đến 59% trong năm ngoái.

Chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại Energy Aspects, bà Livia Gallarati, cho biết rằng các số liệu ban đầu cho thấy sản lượng dầu và các sản phẩm năng lượng tại Nga giảm xuống còn 5,5 triệu thùng/ngày trong nửa đầu tháng 2/2023, giảm đáng kể khoảng 200.000 thùng/ngày vào thời điểm tháng 1/2023.

Bà Gallarati cũng dự báo Nga sẽ chật vật trong việc tìm kiếm bên mua mới cho khoảng 1/3 lượng dầu diesel được sử dụng để xuất sang EU.

Nga đã có thể điều hướng một phần các sản phẩm xuất khẩu dầu sang Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Phi và Mỹ Latinh. Các bên mua châu Âu, mắc kẹt trong việc mua sản phẩm năng lượng từ Nga, cũng đang chuyển hướng sang một số nguồn cung thay thế từ Trung Đông và Mỹ.

Vào tháng sau, các quan chức phương Tây dự kiến sẽ tranh luận về việc liệu có nên hạ trần giá dầu từ ngưỡng khoảng 60USD/thùng. Nhìn chung, phía Mỹ đã thể hiện quan điểm khá mềm mỏng với việc áp dụng biện pháp giá trần, vốn chỉ áp dụng với các sản phẩm dầu Nga phụ thuộc vào dịch vụ hàng hải của phương Tây.

Phần lớn giao dịch dầu Nga thời gian gần đây phụ thuộc vào một hệ thống ngầm không liên quan đến hệ thống của phương Tây và hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ và các nước đồng minh.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt