Cơn sóng ngầm cổ phiếu bất động sản

Dù ngành bất động sản còn đối mặt với nhiều áp lực, các cổ phiếu ngành này vẫn có thể mang đến cơ hội bất ngờ cho nhà đầu tư.

Âm thầm nhưng không mờ nhạt

Ngành bất động sản đã trải qua giai đoạn 3 năm bất ổn vì áp lực trái phiếu, các vấn đề pháp lý doanh nghiệp, nhưng cổ phiếu bất động sản vẫn âm thầm tạo nên những con sóng ngầm.

Đầu năm 2025, cổ phiếu SJS – tiền thân Sudico mới được đổi tên thành SJ Group trong năm 2024, nổi lên như ngôi sao sáng nhất, tăng vọt 36,5% tính đến hết phiên giao dịch ngày 21/3, nối tiếp thành tích 6,6% của năm 2024.

Cơn sóng ngầm cổ phiếu bất động sản
Thành tích của các cổ phiếu bất động sản từ đầu năm 2025 (tính đến hết phiên 21/3).

Không kém cạnh, VHM (Vinhomes) – ông lớn bất động sản hàng đầu – cũng ghi dấu với mức tăng trưởng 20,6% từ đầu năm 2024. Chính sự bứt phá của VHM cũng đã góp phần đưa VN-Index vượt qua ngưỡng tâm lý 1.300 điểm, tiếp niềm tin cho nhà đầu tư vào thị trường.

Trong khi đó, SCR âm thầm nhưng không hề mờ nhạt, với mức tăng 18,4% từ đầu năm 2025. So sánh với mức tăng trưởng 4,3% của VN-Index, rõ ràng nhiều cổ phiếu bất động sản đang có những chiến thắng tạm thời.

Nhìn lại năm 2024, dù thị trường chứng khoán chưa ghi nhận một làn sóng bất động sản rõ rệt, vẫn xuất hiện những bất ngờ.
NTL (Lideco) là một ví dụ điển hình khi cổ phiếu này tăng tới 50%. Còn KDH (Khang Điền) cũng tăng 26,5%.

Đáng chú ý, TCH (Hoàng Huy) dù chỉ kết thúc năm với mức tăng 14,77%, nhưng từng có thời điểm "phi mã" hơn 60%. Tuy nhiên, TCH đã đánh rơi nhiều thành quả do vướng phải những thông tin kém tích cực liên quan đến pháp lý của một số dự án.

Dẫu vậy, những con số này vẫn cho thấy một điều: ngay cả trong giai đoạn tưởng chừng như "đóng băng", cổ phiếu bất động sản vẫn tiềm ẩn cơ hội lớn cho nhà đầu tư biết nắm bắt.

Quảng cáo

Sóng ngầm của cổ phiếu bất động sản không chỉ là câu chuyện về lợi nhuận, mà còn là minh chứng cho khả năng thích nghi và sức sống của các doanh nghiệp trong ngành.

Những "chiến binh" bứt phá

Sau giai đoạn khó khăn, năm 2024 ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận ở một số doanh nghiệp Bất động sản như VHM, TCH, KDH, NTL, NLG, SJS, CEO, trong khi PDR, IJC, DIG có những vấn đề riêng.

Ở vị trí đầu ngành, VHM (Vinhomes) giữ vững phong độ với lợi nhuận tăng 4,5%, hoàn thành kế hoạch 2024. Năm 2025, Vinhomes sẽ mở bán Wonder Park (Hà Nội), dự án Long An, Dương Kinh (Hải Phòng), đồng thời lên kế hoạch phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế.

Trong khi đó, TCH (Hoàng Huy) lại đột phá với doanh thu 2024 đạt 5.429,94 tỷ đồng, tăng gấp đôi, lợi nhuận sau thuế tăng vọt 80,38%, vượt kế hoạch 1.000 tỷ đồng.

Cơn sóng ngầm cổ phiếu bất động sản
Lợi nhuận và doanh thu của một số doanh nghiệp năm 2024 (Xanh: lợi nhuận tăng trưởng dương - Đỏ: phản ánh tăng trưởng âm)

Và NTL (Lideco) cũng tỏa sáng với dự án Bãi Muối đưa lợi nhuận tăng 70% lên 620 tỷ đồng. Nhưng kế hoạch 2025 của NTL vưa được công bố lại có sự phòng thủ cao khi chỉ đề ra doanh thu 80 tỷ đồng, lợi nhuận 24 tỷ đồng.

Ngược lại, SJS (Sudico) đầy tự tin khi vượt 102% kế hoạch lợi nhuận 2024 (350 tỷ đồng) và đặt mục tiêu 2025 "khủng": doanh thu 1.211 tỷ đồng, lợi nhuận 753 tỷ đồng – tăng gấp đôi.

Với nhóm lợi nhuận giảm trong năm 2024, PDR (Phát Đạt) chỉ đạt 155 tỷ đồng lợi nhuận, giảm 77%, do mới chuyển hạch toán doanh thu dự án Quy Nhơn Iconic sang 2025.

Còn IJC (Becamex IJC) đặt mục tiêu tăng trưởng 21% năm 2025 sau một năm suy giảm lợi nhuận 10%. Đáng chú ý, IJC vừa công bố nội dung huy động 2.518 tỷ đồng qua cổ phiếu trong 2025-2026. DIG (DIC Corp) thì sa sút, khiến nhà đầu tư tò mò về tương lai.

Kế hoạch kinh doanh năm 2025 của các doanh nghiệp đang dần được hé lộ khi mùa ĐHĐCĐ thường niên tới gần. Điều này sẽ phản ánh tham vọng của lãnh đạo doanh nghiệp. Dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế tham vọng và chính sách tài khóa vẫn sẽ là những yếu tố quyết định sự phục hồi ngành bất động sản 2025.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Kịch tính kiểm định đáy 2, thị trường đã có lúc giảm 70 điểm

Thị trường đã có một phiên biến động lớn khi có thời điểm chỉ số VN-Index giảm tới 70 điểm cùng nhiều Bluechips xuất hiện giá sàn. Dù vậy, cuối phiên, biên độ giảm đã kịp thời thu hẹp lại và VN-Index đóng cửa ở ngày đáy 2.

Thị trường tìm sự cân bằng giữa rủi ro thuế quan 2025 và cơ hội kết quả kinh doanh quý I Thị trường vẫn cần thêm thời gian để kiểm tra đáy 2

Margin cao kỷ lục, công ty chứng khoán còn bao nhiêu room cho vay?

Tỷ lệ Margin/VCSH tại ngày 31/3 tăng mạnh lên xấp xỉ 100%, cao nhất trong vòng 12 quý nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với giai đoạn VN-Index trên đỉnh 1.500 điểm hồi cuối 2021 đến đầu 2022.

HOSE và HNX cắt margin hơn 130 mã chứng khoán trong quý 2/2025 Cổ phiếu bật tăng kịch trần, mẹ con Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường vẫn bị “call margin”

Góc nhìn chuyên gia: Thị trường không dành cho người nôn nóng "bắt sóng"

Theo chuyên gia, quý 2 sẽ là giai đoạn thử thách thực sự cho thị trường, không phải để kỳ vọng vào lợi nhuận tăng vọt, mà để đánh giá mức độ thích ứng và sức đề kháng của doanh nghiệp trong một môi trường có thể biến động rất nhanh.

Chứng khoán DNSE dẫn đầu thị phần tài khoản chứng khoán mở mới, đạt 33% toàn thị trường Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Doanh thu của HSC đạt 863 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này ghi nhận trong bối cảnh giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường quý I/2025 giảm 24% so với cùng kỳ, xuống còn 18.000 tỷ đồng/ngày.

BSC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 560 tỷ đồng trong năm 2025 VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng