Có nên hình thành đồng tiền chung ASEAN?

Mặc dù con đường hình thành một đồng tiền chung tương tự như đồng euro sẽ gặp nhiều trở ngại đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhưng hiệp hội nên thử đưa ra phương án này.

Trong bài viết đăng tải trên báo Bangkok Post với tiêu đề “Về trường hợp đồng tiền chung ASEAN”, tác giả Vijay Eswaran nhận định mặc dù con đường hình thành một đồng tiền chung tương tự như đồng euro sẽ gặp nhiều trở ngại đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhưng dù sao các nước trong hiệp hội nên thử đưa ra các phương án.

Ông Vijay Eswaran là người sáng lập và Chủ tịch điều hành của Tập đoàn QI, một tập đoàn có trụ sở chính tại Hong Kong (Trung Quốc) tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh như giáo dục, bán lẻ, bất động sản, khách sạn và các sản phẩm cao cấp.

Bài viết đã phân tích về những khó khăn và thách thức trong việc hình thành đồng tiền chung ASEAN, cũng như lợi ích và hệ lụy mà đồng tiền này có thể mang lại nếu được ra đời. Nội dung cụ thể như sau:

Khoảng cách về kinh tế và xã hội giữa các nước ASEAN

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 khiến ASEAN dễ bị tổn thương bởi các dòng vốn xuyên biên giới. Khu vực này đã trải qua sự thay đổi đáng kể từ một khối hầu hết là các nước kém phát triển và đang phát triển thành một khối có các nền kinh tế năng động nhất thế giới.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng đã dẫn đến chênh lệch thu nhập gia tăng và mức độ bất bình đẳng bị nới rộng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc chiến chống đói nghèo cũng như làm chậm đà tăng trưởng kinh tế và đe dọa sự gắn kết trong xã hội.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, ông Mahathir Mohamad khi đó là Thủ tướng Malaysia đã đưa ra ý tưởng hình thành một đồng tiền chung cho khu vực. Vào năm 2019, ông đã nhắc lại đề xuất này. Ông cho rằng nên có một loại tiền tệ "không được sử dụng ở trong nước mà chỉ dùng cho mục đích thương mại". Đồng tiền này sẽ tương đương với vàng và có thể thay thế đồng USD như một phương tiện được sử dụng trong thương mại và đầu tư tại khu vực.

Tại sao lại thúc đẩy một đồng tiền chung trong ASEAN?

Tất cả những gì chúng ta cần làm là nhìn sang châu Âu. Trong 23 năm kể từ khi đồng euro được thông qua, đồng tiền chung châu Âu đã đóng góp không nhỏ vào sự ổn định, khả năng cạnh tranh và thịnh vượng của các nền kinh tế châu Âu. Euro là đồng tiền duy nhất đã giúp duy trì môi trường giá cả ổn định và bảo vệ các nền kinh tế châu Âu trước biến động tỷ giá hối đoái.

Tuy nhiên, trong khi châu Âu đã chứng minh rằng một đồng tiền chung có thể hoạt động trong môi trường toàn cầu hóa, thì châu lục này vẫn cần phải thận trọng trước những hệ lụy mà nó có thể mang lại.

Tất cả chúng ta đều nhớ chính sách tiền tệ chung của châu Âu với một số điểm không phù hợp với điều kiện kinh tế của từng quốc gia đã gián tiếp gây ra một cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu cách đây một thập kỷ.

Rủi ro về tỷ giá

Khi quản lý theo hình thức thả nổi tỷ giá, tiền tệ có xu hướng biến động nhiều hơn so với các nguyên tắc cơ bản về kinh tế đối với một quốc gia. Điều này đặc biệt đúng đối với các nền kinh tế nhỏ đang phát triển với thị trường vốn mỏng.

Nhiều nền kinh tế mới nổi của châu Á đang dự trữ đáng kể đồng USD để đề phòng bất ổn tài chính tiềm ẩn. Với mức độ phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ như vậy, các nước châu Á chịu nhiều tác động từ những cú sốc phát sinh từ thay đổi trong chính sách và tình hình kinh tế liên quan đến Mỹ. Các nền kinh tế này phải tuân theo các chu kỳ tài chính toàn cầu về dòng vốn, giá tài sản và tăng trưởng tín dụng.

Quảng cáo

Do đó, các nước đang phát triển có các khoản nợ lớn phải trả bằng ngoại tệ thường "sợ thả nổi". Các chính sách tiền tệ ở những quốc gia như vậy có xu hướng đi theo chu kỳ hơn là ngược chu kỳ.

Dựa trên kỳ vọng của những người ủng hộ việc thả nổi tỷ giá hối đoái, tỷ giá linh hoạt thường trở thành một yếu tố gây sốc hơn là giảm sốc. Sự biến động không cân đối trong tỷ giá hối đoái đã dẫn đến bất ổn gia tăng, thương mại và đầu tư thấp hơn và làm giảm tăng trưởng kinh tế nói chung.

Đồng tiền chung có thể mang lại những lợi ích gì cho ASEAN - và cụ thể hơn là cho Thái Lan?

Giống như một ngôn ngữ chung tạo điều kiện giao tiếp hiệu quả giữa mọi người, một đồng tiền chung có thể giúp loại bỏ sự thay đổi về tỷ giá hối đoái, phòng ngừa các hoạt động đầu cơ và nâng cao khả năng thương lượng của ASEAN.

Lãi suất dài hạn có thể giảm và ít biến động hơn. Một đồng tiền chung cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các luồng thương mại nội vùng, từ đó gây áp lực lên giá cả và dẫn đến hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn.

Các cá nhân cũng sẽ được hưởng lợi vì họ sẽ không còn phải đổi tiền khi đi du lịch trong khu vực và sẽ có thể so sánh giá cả dễ dàng hơn. Với vị trí đắc địa của Thái Lan, điều này có thể tăng thêm lợi ích thương mại nội khối ASEAN cho nước này.

Các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và du lịch sẽ có khả năng trở nên phù hợp hơn đối với các công dân ASEAN khác, làm tăng nhu cầu trong các lĩnh vực này. Nguồn nhân lực có thể dễ dàng thay thế cho nhau hơn, dẫn đến cơ hội việc làm lớn hơn cũng như tăng cường hội nhập kinh tế giữa các nước ASEAN.

Thách thức về chính trị

Tuy nhiên, việc duy trì một đồng tiền chung trên thực tế có thể khó hơn rất nhiều so với việc chấp nhận nó.

Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các yếu tố cản trở việc áp dụng một đồng tiền chung bao gồm trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước thành viên ASEAN, sự yếu kém trong lĩnh vực tài chính của một số quốc gia quốc gia và sự bất cập của "cơ chế tổng hợp nguồn lực" cùng các thể chế cần thiết cho một liên minh tiền tệ. ADB cho biết quan trọng nhất là khu vực này thiếu các điều kiện tiên quyết về chính trị để có thể đi đến hợp tác tiền tệ.

Một đồng tiền chung cần hệ thống tài chính và thị trường mạnh mẽ, cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ từ thể chế nhưng không phải tất cả các nước ASEAN đều có thể chế như vậy để đối phó với các mối đe dọa trong lĩnh vực tài chính, vốn đã gia tăng trong những năm gần đây.

Ở Thái Lan, sự trở lại của các cuộc biểu tình chính trị sau khi nới lỏng các hạn chế di chuyển có thể tạo tiền đề cho sự bất ổn về chính trị và kinh tế. Bên cạnh đó là sự thiếu kiểm soát đối với các chính sách tài khóa và tiền tệ quốc gia, cũng như các hạn chế liên quan đến chủ quyền và quyền chủ quyền của chính phủ. Không phải tất cả các thành viên ASEAN đều sẵn sàng chấp nhận điều này trong tích tắc.

Có lẽ việc áp dụng một loại tiền kỹ thuật số mà các quốc gia như Singapore và Campuchia hiện đang theo đuổi để nâng cao hiệu quả thanh toán có thể là chìa khóa để giải quyết các vấn đề đặt ra ở trên.

Tiền tệ kỹ thuật số và các đổi mới trong hệ thống thanh toán có thể tăng tốc độ giao dịch trong nước và xuyên biên giới, giảm chi phí giao dịch và cuối cùng mở rộng khả năng tiếp cận hệ thống tài chính cho các hộ gia đình nghèo và khu vực nông thôn.

Về mặt kinh tế, một đồng tiền chung có thể mang lại lợi ích cho các quốc gia đã cân nhắc đến những thiệt hại trong việc có khả năng mất quyền tự chủ về tiền tệ so với lợi ích của một liên minh tiền tệ.

Sự tăng trưởng và phát triển của ASEAN có thể được nâng lên nhờ một đồng tiền chung - giúp khu vực này cải thiện sự ổn định tài chính và đóng góp vào nền kinh tế thế giới.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt