Chuỗi tăng trưởng lợi nhuận CTCK gián đoạn, chỉ 1 "ông lớn" đạt dư nợ trên 20.000 tỷ

Trong một quý không thuận lợi của thị trường chứng khoán, kết quả kinh doanh của các CTCK ít nhiều đã chịu ảnh hưởng.

Chuỗi tăng trưởng lợi nhuận CTCK gián đoạn, chỉ 1

Các công ty chứng khoán đứt chuỗi 2 quý tăng trưởng lợi nhuận

Số liệu tổng hợp từ 33 công ty chứng khoán (CTCK) cho thấy đà tăng trưởng của cả doanh thu và lợi nhuận quý III/2024 đã bị đánh mất sau khi thị trường chứng khoán bước vào giai đoạn kém thuận lợi. So vơi quý trước, doanh thu hoạt động giảm 8,5% xuống còn 16.388 tỷ đồng. Còn lợi nhuận sau thuế cũng giảm gần 10% xuống 5.297 tỷ đồng.

Chuỗi tăng trưởng lợi nhuận của các công ty chứng khoán gián đoạn
Dù vậy, sau với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế của 33 CTCK vẫn tăng trưởng 2,5%.

Dẫn đầu về lợi nhuận tiếp tục là TCBS với 877 tỷ đồng lãi ròng trong quý III/2024. Kế đến SSI (749 tỷ đồng), VPS (656 tỷ đồng), VND (505 tỷ đồng) đều có lợi nhuận sau thuế trên 500 tỷ đồng.

Chuỗi tăng trưởng lợi nhuận của các công ty chứng khoán gián đoạn
VND có sự hồi phục lợi nhuận sau quý nhiều biến cố.

Trong đó, VND đã có sự hồi phục về lợi nhuận trong quý III/2024 để vươn lên vị trí thứ 4. Công ty này đã chịu thiệt hại trong quý trước do phải khắc phục và hỗ trợ nhà đầu tư sau khi gặp biến cố bị tấn công hệ thống giao dịch cuối tháng 3/2024.

Các CTCK đang cạnh tranh về phí để đánh đổi lấy nguồn thu từ cho vay.

Tỷ trọng của 2 mảng hoạt động môi giới và cho vay chứng khoán vào hoạt động của 33 CTCK đã trở lại trên ngưỡng 50%. Từ đó cho thấy đóng góp của tự doanh suy giảm trong một quý nhiều gập ghềnh.

Trong khi đó, câu chuyện về cạnh tranh phí giao dịch giữa các CTCK cũng khiến cho doanh thu hoạt động môi giới có sự suy giảm mạnh. Bù đắp lại, nguồn thu từ cho vay đã lập kỷ lục mới, đạt trên 5.400 tỷ đồng.

Quảng cáo

Công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất là VPS tiếp tục bỏ xa các đối thủ về doanh thu môi giới, đạt 713 tỷ đồng. Trong khi đó, SSI đứng sau chỉ đạt 340 tỷ đồng, kế đến là HCM (193 tỷ đồng), VCI (182 tỷ đồng)…

Miếng bánh từ cho vay giữa các CTCK tiếp tục có sự cạnh tranh quyết liệt nên ít có sự chênh lệch hơn giữa các công ty.

Cụ thể, TCBS vẫn thu được nhiều lãi nhất từ cho vay margin và phải thu với doanh thu trên 700 tỷ đồng. Xếp sau TCBS, lần lượt là SSI (548 tỷ đồng), HCM (478 tỷ đồng), VPS (453 tỷ đồng), MAS (402 tỷ đồng), VND (312 tỷ đồng).

Chỉ còn lại 1 CTCK có dư nợ vượt mốc 20.000 tỷ đồng

Để thu được lãi nhiều hơn từ margin, các CTCK cũng phải tiếp tục mở rộng dư nợ cho vay chứng khoán dù tốc độ đã chậm lại trong quý vừa qua. Dư nợ tiếp tục lập kỷ lục mới (hơn 200 nghìn tỷ đồng) nhưng với tốc độ tăng chậm so với các quý trước.

Mốc cho vay trên 20.000 tỷ đồng chỉ còn lại duy nhất TCBS sau khi Công ty đã có lần đầu tiên đạt quy mô dư nợ trên 1 tỷ USD. Trong khi đó, SSI lại thu hẹp quy mô và để cho các CTCK như MAS và HCM cùng áp sát.

Hiện nhiều CTCK lớn như SSI, HCM đều đưa ra mục tiêu chinh phục mốc 20.000 tỷ đồng trong năm 2024. Trong khi đó, dư địa cho vay của các CTCK nói chung đều vẫn rất dồi dào so với giai đoạn sóng COVID-19.

Trong 9 tháng đầu năm, nhiều CTCK đã triển khai hàng loạt các đợt tăng vốn. Và các kế hoạch tăng vốn vẫn còn tiếp tục dang dở ở MBS, SSI, VCI, VDS...

Gần đây, HCM vừa có thông báo ĐHĐCĐ bất thường để chuẩn bị cho đợt tăng vốn trong năm 2025. Công ty đã lên kế hoạch tổ chức họp trực tuyến vào chiều 04/12 với các nội dung chi tiết về đợt phát hành chưa được công bố.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều

Các TTCK châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 11/12, trước khi Mỹ công bố số liệu lạm phát, yếu tố có thể đóng vai trò quan trọng trong quyết định lãi suất của Fed vào tuần tới.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc dẫn dắt đà tăng tại châu Á Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa những bất ổn chính trị-kinh tế

Thị trường lại loay hoay về xu hướng dù đã có phiên bùng nổ

Trong ngày T+3 của phiên giao dịch bùng nổ, thị trường chỉ có những vận động lình xình và giằng co trong toàn bộ thời gian. Nhóm cổ phiếu Thép dù có thông tin hỗ trợ từ dự án Dung Quất 2 của HPG cũng chưa khuấy động được tâm lý nhà đầu tư.

Thị trường không có xáo trộn nguồn cung của phiên bùng nổ Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị

Trọng tâm của thị trường hiện đang hướng đến cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới khi ngân hàng này dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất một lần nữa.

Một công ty chứng khoán bất ngờ đóng cửa toàn bộ chi nhánh và phòng giao dịch Thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi kỳ vọng nâng hạng được thắp lại

Thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi kỳ vọng nâng hạng được thắp lại

Một số thông tin tích cực đã xuất hiện trong tuần giao dịch vừa qua giúp thị trường có tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp. Các chuyên gia đưa ra những đánh giá về trạng thái tâm lý của nhà đầu tư chứng khoán.

Thị trường có phiên bùng nổ sau chuỗi ngày ảm đạm Đóng cửa ngay 1.270 điểm, thị trường có tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp

“Cá mập” ngoại mua lượng lớn cổ phiếu MBS, GMD

Giao dịch đáng chú ý nhất của Dragon Capital trong tuần qua là việc 4 quỹ thành viên mua toàn bộ 25,73 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ của MBS, qua đó nâng sở hữu tại Chứng khoán MB lên 4,7% vốn điều lệ.

Dragon Capital nâng sở hữu FPT Retail lên 14%, cổ đông lớn Nhật Bản muốn bán 29,7 triệu quyền mua cổ phiếu GMD Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS