Chứng khoán Mỹ tiếp tục mất điểm những phiên cuối của năm

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm khi mà thời gian nghỉ lễ dần đến, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng gây sức ép lên các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn.

Tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ hiện đang chịu nhiều xáo trộn bởi những dự báo về khả năng suy thoái kinh tế trong năm sau cũng như lo ngại tình trạng rút vốn.

Cổ phiếu các doanh nghiệp tăng trưởng kéo chỉ số Nasdaq xuống mạnh. Chỉ số S&P 500 và chỉ số Nasdaq giảm điểm còn cổ phiếu giá trị giúp cho chỉ số Dow Jones giữ được đà tăng điểm.

“Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ đang gây sức ép lên cổ phiếu tăng trưởng, cùng lúc đó là các cổ phiếu công nghiệp, năng lượng. Dòng tiền bị rút ra khỏi các cổ phiếu tăng trưởng đang chảy vào các cổ phiếu giá trị, điều mà chúng ta đã từng chứng kiến suốt năm vừa qua”, trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại Carson Group – ông Ryan Detrick nói.

“Cần nhớ rằng sẽ có những nhóm sẵn sàng nhảy vào thị trường ngay khi giá trị của các cổ phiếu vốn hóa cao sụt giảm”, ông Detrick nói thêm.

Cổ phiếu Tesla giảm 11,4%, sự sụt giảm của cổ phiếu này mạnh nhất trong nhóm chỉ số S&P 500 và Nasdaq sau khi Reuters đưa tin rằng doanh nghiệp có kế hoạch thu hẹp quy mô sản xuất tại nhà máy ở Thượng Hải.

Quảng cáo

Sau diễn biến của phiên ngày thứ Ba, cổ phiếu Tesla đã mất 69% giá trị trong năm nay.

Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng cao không khỏi gây ảnh hưởng đến các cổ phiếu tăng trưởng, điều vốn đã xảy ra phổ biến trong năm 2022. Trong năm nay, cổ phiếu tăng trưởng đã mất hơn 30% giá trị trong khi cùng thời gian trên năm ngoái, mức giảm chỉ là 7,5%.

Khi mà chỉ còn 3 ngày giao dịch nữa là hết năm 2022, tất cả ba chỉ số nhiều khả năng sẽ có năm sụt giảm mạnh nhất tính từ năm 2008, thời kỳ căng thẳng nhất của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

“Đây là một năm tệ của cổ phiếu, nhưng thậm chí là một năm còn kém hơn của trái phiếu. Điều này khá hiếm xảy ra. Nó nhắc cho người ta thấy rằng thị trường luôn có thể có những cú sốc bất ngờ”, ông Detrick nói.

Bắc Kinh đã nới lỏng chính sách kiểm soát COVID-19, chính sách đã gây tổn thất nặng nề đến nền kinh tế quy mô 17 nghìn tỷ USD. Động thái mới nhất của Bắc Kinh hứa hẹn sẽ đẩy cao nhu cầu toàn cầu và cải thiện chuỗi cung ứng.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 37,63 điểm tương đương 0,11% lên 33.241,56 điểm; chỉ số S&P 500 mất 15,57 điểm tương đương 0,4% xuống 3.829,25 diểm còn chỉ số Nasdaq hạ 144,64 điểm tương đương 1,38% xuống 10.353,23 điểm.

Trong số 11 cổ phiếu ngành thuộc S&P 500, cổ phiếu của 6 nhóm ngành kết thúc trong sắc đỏ, cổ phiếu của các doanh nghiệp tiêu dùng và viễn thông giảm sâu nhất.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc