Chứng khoán Mỹ khép lại tuần giảm điểm mạnh bởi nỗi lo suy thoái

Hoạt động bán trên thị trường diễn ra trên diện rộng, cứ 3 cổ phiếu giảm điểm mới chỉ có 1 cổ phiếu tăng điểm trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, như vậy thị trường trải qua liên tiếp nhiều đợt bán mạnh khi thời gian cuối năm dần đến khi mà nỗi sợ liên quan đến suy thoái kinh tế tăng lên bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không ngừng nâng lãi suất.

Đóng cửa phiên, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm 281,76 điểm tương đương 0,85% xuống 32.920,46 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 1,11% xuống 3.852,36 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 0,97% xuống còn 10.705,41 điểm.

Các chỉ số như vậy có tuần giảm điểm thứ 2 liên tiếp. Tính cả tuần, chỉ số S&P 500 hạ 2,08%, tính từ đầu tháng 12/2022 đến nay, chỉ số giảm 5,58%. Trong khi đó, chỉ số Dow Jones và Nasdaq mất lần lượt 1,7% và 2,7%.

Phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giao dịch trên thị trường có nhiều biến động khi có lượng lớn các hợp đồng quyền chọn hết hạn. Hiện tại, giá trị của các hợp đồng quyền chọn ước tính khoảng 2,6 nghìn tỷ USD, giá trị cao nhất nếu so với quy mô của thị trường chứng khoán trong 2 năm, theo Goldman Sachs. Ở mức thấp trong phiên ngày hôm qua, đã có lúc chỉ số Dow Jones giảm đến 547,63 điểm và rồi đà giảm điểm hạ dần.

Hoạt động bán trên thị trường diễn ra trên diện rộng, cứ 3 cổ phiếu giảm điểm mới chỉ có 1 cổ phiếu tăng điểm trên thị trường chứng khoán New York. Đã có thời điểm chỉ duy nhất 10 cổ phiếu trong nhóm S&P 500 tăng điểm. Cổ phiếu nhóm ngành bất động sản và tiêu dùng ảnh hưởng nặng nề nhất, mức hạ ghi nhận 3% và 1,7%.

Trong tuần này, thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm khi mà Fed nâng lãi suất cơ bản trong phiên ngày thứ Tư lên ngưỡng cao nhất trong 15 năm. Fed công bố sẽ vẫn tiếp tục nâng lãi suất trong năm 2023 lên mức 5,1%, mức cao hơn so với tính toán.

Quảng cáo

Sau tuyên bố chính sách của Fed, chỉ số Dow Jones hạ 142 điểm, phiên ngày thứ Năm chỉ số giảm 764 điểm và tiếp tục giảm thêm trong phiên ngày thứ Sáu.

“Ở thời điểm đầu tuần này, chúng tôi đã hy vọng rằng chỉ số CPI thấp sẽ khiến Fed và nhiều ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới sẽ đỡ cứng rắn hơn. Tuy nhiên rất tiếc rằng kịch bản đó đã không xảy ra, họ thậm chí còn đưa ra những tuyên bố cứng rắn về việc họ muốn giảm nhanh lạm phát chính vì vậy chúng ta khó có thể hy vọng về kịch bản “hạ cánh mềm”, ông Forrest nói.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày thứ Tư nâng lãi suất chuẩn lên ngưỡng cao nhất trong 15 năm, như vậy Fed phát đi thông điệp rõ ràng rằng cuộc chiến chống lại lạm phát chưa qua dù rằng có nhiều dấu hiệu tích cực hơn trong thời gian gần đây.

Theo Wall Street Journal, đúng với kỳ vọng, Ủy ban thị trường mở thuộc Fed (FOMC) đã bỏ phiếu để nâng lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất cơ bản đồng USD tại Mỹ nửa điểm phần trăm hiện lên ngưỡng khoảng từ 4,25% đến 4,5%. Việc nâng lãi suất nửa điểm phần trăm như vậy đã phá vỡ chuỗi 4 lần nâng lãi suất 0,75% liên tiếp trong chuỗi thời gian nâng lãi suất mạnh tay nhất từ thập niên 1980.

Cùng với việc nâng lãi suất chính là dấu hiệu cho thấy rằng các quan chức Mỹ sẽ vẫn giữ ý định giữ lãi suất ở mức cao trong năm sau mà không hề giảm cho đến năm 2024. Theo FOMC, mức lãi suất đồng USD cao nhất có thể lên đến 5,1%, dựa trên tính toán từ kỳ vọng của các thành viên FOMC.

Ban đầu trên thị trường tài chính ngày thứ Tư, nhà đầu tư phản ứng tiêu cực với kỳ vọng lãi suất sẽ ở mức cao trong thời gian dài hơn, thị trường chứng khoán để mất thành quả tăng điểm ban đầu. Trong cuộc họp báo, chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết sẽ hoàn toàn cần thiết phải duy trì cuộc chiến chống lại lạm phát để kỳ vọng giá cả cao không trở nên quá vững vàng.

“Các số liệu về lạm phát mà chúng tôi đón nhận được của tháng 10 và tháng 11/2022 cho thấy rõ ràng giá cả đang có mức tăng hạ nhiệt dần, tuy nhiên sẽ cần phải có bằng chứng rõ ràng hơn để có thể có được niềm tin rõ ràng rằng lạm phát đang trên con đường suy giảm”, chủ tịch Fed nói.

Ngưỡng lãi suất mới như vậy cao nhất tính từ tháng 12/2007, chỉ trước thềm khủng hoảng tài chính toàn cầu và Fed nới lỏng chính sách rất mạnh tay để vực dậy kinh tế Mỹ từ tình trạng suy giảm tồi tệ nhất tính từ Đại Suy thoái năm 1929.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc