Cho vay kỷ lục, FPTS chưa có kế hoạch huy động vốn trong năm 2025

Kể từ năm 2022, CTCP Chứng khoán FPT (FPTS) chưa có thêm đợt chào bán cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu. Đáng chú ý, dư nợ cho vay của FPTS tiếp tục lập kỷ lục trong khi dư địa cho vay vẫn thấp hơn so với các đối thủ trong ngành.

Cho vay kỷ lục, FPTS chưa có kế hoạch huy động vốn trong năm 2025

Ngày 05/02, CTCP Chứng khoán FPTS (FPTS) công bố nghị quyết HĐQT về chương trình họp của ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Công ty dự kiến sẽ đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế đã thực hiện năm 2025 là 500 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức thực hiện năm 2024 là 513 tỷ đồng.

Cuộc họp ĐHĐCĐ dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 01/4 và ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền tham dự là 28/02. Các nội dung họp dự kiến không đề cập tới việc tăng vốn thông qua chào bán cho cổ đông hiện hữu. Thay vào đó, Chứng khoán FPTS chỉ tăng vốn qua phát hành cổ phiếu từ vốn chủ sở hữu và phát hành ESOP.

Như vậy, kể từ năm 2022, Chứng khoán FPTS vẫn chưa có thêm một đợt "gọi vốn" mới từ các cổ đông hiện hữu trong bối cảnh các công ty chứng khoán đang trong cuộc đua nóng về tăng vốn và cho vay margin.

Cho vay kỷ lục, chứng khoán FPTS chưa có kế hoạch huy động vốn trong năm 2025
Quảng cáo

Thị phần môi giới của Chứng khoán FPTS trên HOSE duy trì dưới 3% trong 4 quý trở lại đây. Trong quý cuối cùng của năm 2024, Chứng khoán FPTS đứng thứ 10 trên sàn với tỷ trọng 2,84%.

Trong khi đó, dưới áp lực cạnh trạnh của các đối thủ trong ngành, Công ty đã áp dụng chính sách Zero-fee và tích cực mở rộng quy mô cho vay trong 8 quý liên tiếp.

Tính đến hết năm 2024, dư nợ cho vay của Chứng khoán FPTS tiếp tục lập kỷ lục mới, đạt hơn 7.000 tỷ đồng. Đồng thời, Công ty vẫn tiếp tục nằm trong nhóm có dư địa cho vay thấp của ngành.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu FTS của Chứng khoán FPTS đóng cửa phiên giao dịch 07/02 tại mức giá 41.150 đồng/cổ phiếu, giảm 2,5% từ đầu năm 2025. Trước đó, FTS đã có thành tích tăng trưởng giá trong 2 năm liên tiếp: năm 2023 tăng trưởng 165% còn năm 2024 tăng 33,44%.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Đề xuất tăng mức phạt tiền với các vi phạm chứng khoán

Bộ Tài chính, UBCKNN lấy ý kiến Dự thảo Nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, Nghị định số 128/2021/NĐ-CP và Nghị định số 158/2020/NĐ-CP

Chứng khoán FPT muốn vay VIB tối đa 1.750 tỷ để tự doanh, cho vay margin… nhưng nói không với trái phiếu doanh nghiệp Ông Trần Anh Thắng chỉ giữ ghế Tổng Giám đốc tại Chứng khoán VFS

Đứt chuỗi 8 tuần tăng, chiến lược giao dịch khi thị trường rung lắc

Sau 8 tuần tăng liên tục, thị trường chứng khoán Việt Nam đang cho thấy dấu hiệu “hụt hơi”. Áp lực chốt lời trỗi dậy, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn và những động lực mới để kéo chỉ số lên cao vẫn còn là dấu hỏi lớn. Liệu đây là nhịp nghỉ chân hay khởi đầu cho một đợt điều chỉnh sâu hơn?

Thị trường ghi nhận những biến động lớn ở TPB, ORS, IJC Thị trường đứt chuỗi 8 tuần tăng liên tiếp

Thị trường đứt chuỗi 8 tuần tăng liên tiếp

Thị trường có phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp nhưng chỉ đi kèm những rung lắc nhẹ trong phiên. Đáng chú ý, dù là phiên cuối để các quỹ ETFs ngoại cơ cấu danh mục, quy mô bán ròng trên HOSE đã xuống dưới 1.000 tỷ đồng.

Quỹ ETF ngoại quy mô gần 11.000 tỷ thêm mới một cổ phiếu ngân hàng, dự kiến bán mạnh SHB, gom HPG Ông Đỗ Anh Tú từ nhiệm Thành viên Hội đồng Quản trị TPBank

Ông Trần Anh Thắng chỉ giữ ghế Tổng Giám đốc tại Chứng khoán VFS

Ngày 20/3/2025, CTCP Chứng khoán Nhất Việt (mã VFS) đã tổ chức ĐHĐCĐ năm 2025 thông qua kế hoạch kinh doanh 2025, kế hoạch tăng quy mô vốn điều lệ, trả cổ tức bằng cổ phiếu và phê duyệt đơn từ nhiệm của hai nhân sự cấp cao trong Hội đồng quản trị (HĐQT).

Bí ẩn Amber Holdings - hệ sinh thái hậu thuẫn Chứng khoán Nhất Việt tăng vốn "thần tốc" Chứng khoán VFS muốn tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng trong năm 2025