Dư nợ margin của Chứng khoán FPT (FPTS) tiếp tục lập kỷ lục, hoàn thành 90% kế hoạch

Dư nợ margin và phải thu của Chứng khoán FPT (FPTS) tiếp tục phá kỷ lục trong quý II/2024, đạt hơn 6.600 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính (BCTC) riêng lẻ quý II/2024 của Chứng khoán FPT (FPTS) cho thấy khả năng hoạt động hiệu quả tương đương với quý đầu năm. Theo đó, doanh thu hoạt động đạt 305,24 tỷ đồng, tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 15% so với cùng kỳ, đạt 160,5 tỷ đồng.

Dư nợ margin của Chứng khoán FPTS tiếp tục lập kỷ lục, hoàn thành 90% kế hoạch
Chứng khoán FPT hoàn thành hơn 90% kế hoạch lợi nhuận chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024

Tính chung trong 6 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động của Chứng khoán FPT tăng trưởng 38,32% so với cùng kỳ, lên 604,45 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 380,87 tỷ đồng, hoàn thành hơn 90% kế hoạch của năm 2024.

Trong cơ cấu doanh thu hoạt động của quý II/2024, riêng lãi từ margin và phải thu chiếm 47,41%, đạt 144,61 tỷ đồng.

Trong khi đó, doanh thu từ tự doanh và hoạt động môi giới gộp lại vẫn chưa bằng lãi từ margin và phải thu, lần lượt đạt hơn 60 tỷ đồng và 77 tỷ đồng.

Quảng cáo

So với cùng kỳ, doanh thu từ môi giới thậm chí còn giảm nhẹ khoảng 500 triệu đồng. Điều này cho thấy Công ty đang đẩy mạnh sự cạnh tranh với các đối thủ trong ngành Chứng khoán bởi thực tế dư nợ từ cho vay margin và phải thu vẫn tiếp tục phá kỷ lục trong quý II/2024, đạt hơn 6.600 tỷ đồng.

Dư nợ margin của Chứng khoán FPTS tiếp tục lập kỷ lục, hoàn thành 90% kế hoạch
Chứng khoán FPT tiếp tục phá kỷ lục dư nợ margin và phải thu trong quý II/2024.

Trước đó, trong quý đầu năm, dư nợ của FPTS đã tăng trưởng tới 16,1% lên và phá kỷ lục cũ thiết lập được vào quý IV/2021.

Còn với mảng tự doanh, khoản đầu tư vào May Sông Hồng (MSH) đem về cho Chứng khoán FPT thêm hơn 40 tỷ đồng so với quý trước nhờ chênh lệch đánh giá lại.

Tính đến hết quý II/2024, khoản đầu tư vào MSH có giá trị 460,42 tỷ đồng, gấp hơn 34 lần chi phí đã đầu tư.

Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Tổng Giám đốc kiêm Kế toán trưởng FPTS tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 cho biết, FPTS vẫn tiếp tục nắm giữ và là cổ đông dài hạn của MSH. Công ty sẽ hiện thực hóa lợi nhuận khi đánh giá cổ phiếu MSH được phản ánh hợp lý.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Đứt chuỗi 8 tuần tăng, chiến lược giao dịch khi thị trường rung lắc

Sau 8 tuần tăng liên tục, thị trường chứng khoán Việt Nam đang cho thấy dấu hiệu “hụt hơi”. Áp lực chốt lời trỗi dậy, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn và những động lực mới để kéo chỉ số lên cao vẫn còn là dấu hỏi lớn. Liệu đây là nhịp nghỉ chân hay khởi đầu cho một đợt điều chỉnh sâu hơn?

Thị trường ghi nhận những biến động lớn ở TPB, ORS, IJC Thị trường đứt chuỗi 8 tuần tăng liên tiếp

Thị trường đứt chuỗi 8 tuần tăng liên tiếp

Thị trường có phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp nhưng chỉ đi kèm những rung lắc nhẹ trong phiên. Đáng chú ý, dù là phiên cuối để các quỹ ETFs ngoại cơ cấu danh mục, quy mô bán ròng trên HOSE đã xuống dưới 1.000 tỷ đồng.

Quỹ ETF ngoại quy mô gần 11.000 tỷ thêm mới một cổ phiếu ngân hàng, dự kiến bán mạnh SHB, gom HPG Ông Đỗ Anh Tú từ nhiệm Thành viên Hội đồng Quản trị TPBank

Ông Trần Anh Thắng chỉ giữ ghế Tổng Giám đốc tại Chứng khoán VFS

Ngày 20/3/2025, CTCP Chứng khoán Nhất Việt (mã VFS) đã tổ chức ĐHĐCĐ năm 2025 thông qua kế hoạch kinh doanh 2025, kế hoạch tăng quy mô vốn điều lệ, trả cổ tức bằng cổ phiếu và phê duyệt đơn từ nhiệm của hai nhân sự cấp cao trong Hội đồng quản trị (HĐQT).

Bí ẩn Amber Holdings - hệ sinh thái hậu thuẫn Chứng khoán Nhất Việt tăng vốn "thần tốc" Chứng khoán VFS muốn tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng trong năm 2025

Thị trường ghi nhận những biến động lớn ở TPB, ORS, IJC

Phiên đáo hạn phái sinh tháng 3 cũng là phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các diễn biến giằng co ở các cổ phiếu Bluechips liên tục xuất hiện trong khi một số mã như TPB, ORS, IJC xuất hiện biến động lớn.

Thị trường chịu rung lắc đặc trưng của tuần nhiều sự kiện Thị trường giảm hơn 11 điểm sau 2 phiên giao dịch