Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao, ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam

Tại đề án chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vừa trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù như ưu tiên nhà thầu chuyển giao công nghệ, khai thác quỹ đất, giảm thủ tục khai thác mỏ để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Ảnh minh họa

Theo đó, Chính phủ vừa trình Quốc hội đề án chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Toàn tuyến dự kiến dài 1.541 km, tốc độ thiết kế 350 km/h, khai thác tàu chở khách và kết hợp chở hàng khi cần thiết, phấn đấu khởi công năm 2027 và hoàn thành năm 2035.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 67,34 tỷ USD, nguồn vốn từ ngân sách trung ương, vốn góp của các địa phương, vốn vay có chi phí thấp và ít ràng buộc. Để dự án được triển khai đúng kế hoạch, Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù, chia thành các nhóm sau.

Nhà thầu ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam

Theo kinh nghiệm quốc tế, để phát triển công nghiệp đường sắt đòi hỏi các quốc gia phải làm chủ công nghệ lõi, có nền công nghiệp phụ trợ phát triển và nguồn vốn lớn để mua công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất.

Để tạo động lực cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào thị trường công nghiệp đường sắt cần có cam kết từ Chính phủ cũng như cơ chế đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước mới tham gia thị trường nên giá thành khó có thể cạnh tranh sản phẩm cùng loại trên thế giới.

Nhằm giải bài toán trên, Chính phủ đề xuất danh mục sản phẩm công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ phục vụ dự án thuộc nhóm đặt hàng cho tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Trong quá trình lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng, chủ đầu tư phải quy định điều khoản cụ thể về lộ trình, nội dung chuyển giao công nghệ với tổng thầu, nhà thầu theo danh mục chuyển giao công nghệ.

Chính phủ cũng đề xuất ưu tiên lựa chọn tổng thầu, nhà thầu cam kết chuyển giao công nghệ mới mà trong nước chưa có. Đối với các sản phẩm công nghiệp đường sắt phục vụ dự án mà trong nước có thể sản xuất, chủ đầu tư, tổng thầu phải ưu tiên đặt hàng từ doanh nghiệp Việt Nam.

Cơ chế bố trí vốn đầu tư

Trong nhóm chính sách huy động nguồn lực, Chính phủ đề xuất quá trình thực hiện dự án, Thủ tướng được quyết định sử dụng các nguồn vốn như: Trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, có chi phí khoản vay thấp hơn khoản vay trong nước và ít điều kiện ràng buộc.

Dự án sẽ được bố trí đủ vốn qua nhiều kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn phù hợp với tiến độ thực hiện. Thủ tướng quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm vốn ngân sách trung ương giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong trường hợp không thay đổi tổng mức vốn trung hạn và hàng năm đã được Quốc hội quyết định.

Trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Quốc hội quyết định điều chỉnh chỉ tiêu bội chi ngân sách, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ để huy động vốn cho dự án.

Địa phương khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt

Quảng cáo

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 5,9 tỷ USD sẽ từ ngân sách trung ương. Để giảm gánh nặng cho ngân sách, Chính phủ đề xuất nguồn thu từ quỹ đất vùng phụ cận nhà ga nộp vào ngân sách trung ương 50%, còn lại chính quyền cấp tỉnh được giữ lại 50%.

Để khai thác giá trị quỹ đất vùng phụ cận các ga đường sắt tốc độ cao, Chính phủ đề xuất cho phép UBND cấp tỉnh được điều chỉnh chức năng sử dụng các khu đất trong vùng phụ cận ga, điều chỉnh cục bộ quy hoạch mà không phải làm thủ tục điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch đã được phê duyệt.

Các địa phương cũng được quyết định chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, yêu cầu về không gian và sử dụng đất khác với các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng.

Địa phương được điều chỉnh khai thác mỏ vật liệu phục vụ dự án

Dự án đường sắt tốc độ cao cần lượng lớn vật liệu xây dựng từ các mỏ được cấp phép, đang hoạt động, hoặc tạm đóng chưa gia hạn giấy phép.

Rút kinh nghiệm dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam gặp khó do thiếu nguồn vật liệu, để giảm thủ tục khai thác mỏ, Chính phủ đề xuất với mỏ đã được cấp phép, đang hoạt động, UBND cấp tỉnh được điều chỉnh trữ lượng khai thác, gia hạn thời gian khai thác, nâng công suất theo nhu cầu của dự án mà không phải lập dự án đầu tư điều chỉnh, không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, không phải làm thủ tục xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Nếu mỏ có trong hồ sơ khảo sát vật liệu, nhưng chưa được cấp phép khai thác, UBND cấp tỉnh quyết định bổ sung vào quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của địa phương, tổ chức thu hồi đất... để khai thác theo yêu cầu dự án.

Lập thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED) thay cho thiết kế cơ sở

Theo quy trình thông thường, dự án đường sắt tốc độ cao sẽ phải lập 4 bước thiết kế: Thiết kế sơ bộ trong báo cáo tiền khả thi, thiết kế cơ sở trong báo cáo khả thi, thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED) để lựa chọn nhà thầu EPC; nhà thầu EPC thực hiện thiết kế bản vẽ thi công.

Nếu đúng trình tự như vậy thì dự án có thể phải khởi công quý I/2029. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy áp dụng chính sách đặc thù như lập thiết kế FEED thay cho thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, rồi lập ngay thiết kế bản vẽ thi công sẽ rút ngắn được khoảng 2 năm. Do đó, Chính phủ đề nghị cho phép chủ đầu tư được lập thiết kế FEED thay cho thiết kế cơ sở trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

Ngoài ra, Chính phủ còn đưa ra một số chính sách đặc thù như để phòng chống tham nhũng, tiêu cực thì thành lập Tổ thẩm định kiểm tra công tác lựa chọn nhà thầu với sự tham gia của đại diện các bộ Quốc phòng, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước.

Cùng với đó, các cơ chế thủ tục di dời hạ tầng kỹ thuật cũng được đề xuất để giảm thời gian giải phóng mặt bằng; chính sách về hỗ trợ đào tạo nhân lực; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; nhà ga đường sắt không cần thi tuyển phương án kiến trúc...

Theo nguyên Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông, quá trình thực hiện thủ tục đầu tư sân bay Long Thành mất khoảng 3 năm, nếu làm theo đúng quy trình thì dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam cần ít nhất 4 năm mới có thể khởi công. Do đó Chính phủ cần có cơ chế đặc thù rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư mới có thể khởi công năm 2027.

Đồng thời, Chính phủ cần được thực hiện các chính sách đặc thù để thúc đẩy ngành công nghiệp đường sắt và công nghiệp phụ trợ, thu hút lao động chất lượng cao phục vụ cho dự án.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức thành công giải golf SeAPremium Master 2024, một sự kiện kết nối đẳng cấp dành riêng cho khách hàng ưu tiên tại sân golf Legend Valley Country Club.

Dư nợ cho vay của Chứng khoán KB thu hẹp hơn 15% so với quý trước Giá vàng ổn định sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Đề xuất đầu tư tuyến đường gần 800 tỷ, dài 5,7km kết nối với cao tốc Tp.HCM

Dự án Hương lộ 2 nối dài, đoạn 2 kết nối với đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây được xem là một trong số ít tuyến đường lớn có khả năng tháo gỡ các “nút thắt” về hạ tầng giao thông, phục vụ hoạt động đi lại trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng

Chính thức thi công dự án gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, dự kiến hoạt động từ năm 2026 Tuyến đường sắt hơn 200 tỷ đồng, 31 ga, tốc độ 160km/h sẽ đi qua 9 tỉnh, thành phía Bắc nào?

Đường song hành Vành đai 4 dài 58km gồm 6 làn xe đi qua 7 quận, huyện của Hà Nội dự kiến hoàn thành vào quý 4 năm nay

Dự án đường song hành Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài khoảng 58km, quy mô 6 làn xe đặt mục tiêu hoàn thành vào quý 4/2025. Tuyến đường này có tổng mức đầu tư là 5.388 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm 4.525 tỷ đồng.

Tại sao dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm 2.129 tỷ đồng vốn đầu tư? Bất động sản dọc hai bên vành đai 4 tăng giá khi Hà Nội tăng tốc tiến độ triển khai

SeABank bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cấp cao

Ngày 11/01/2025, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm các ông Lê Thanh Hải và Bùi Quốc Hiệu đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc SeABank kể từ ngày 11/1/2025 nhằm kiện toàn đội ngũ lạnh đạo cấp cao.

Điểm mặt loạt thương vụ M&A đình đám trên thị trường bất động sản Việt Nam 10 năm qua Chuyên gia: Thị trường bất động sản 2025 sẽ có nhiều khác biệt

Chốt phương án khai thác tạm 2 đoạn tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành hơn 31.000 tỷ, đắt thứ 2 Việt Nam, dài gần 58 km

Hai đoạn tuyến được khai thác tạm của Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành thì đoạn đầu tuyến từ Km0+000 - Km3+420 (từ nút giao đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (tỉnh Long An) đến quốc lộ 1 (TP.HCM) dài 3,4km và đoạn từ Km50+530 - Km57+581 (từ nút

Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới Chính thức thi công dự án gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, dự kiến hoạt động từ năm 2026

T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào

Việc đầu tư phát triển dự án điện gió Savan 1 không chỉ hiện thực hóa cam kết của T&T Group trong việc mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, mà còn đánh dấu cột mốc quan trọng với dự án năng lượng đầu tiên của Tập đoàn được triển khai tại Lào, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, tăng cường hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào.

SSI Research chỉ ra những động lực có thể đưa VN-Index chạm mức 1.450 điểm vào cuối năm 2025 Hà Nội thu hồi hơn 15.000 m2 “đất vàng” của THT trong Khu đô thị Starlake Tây Hồ Tây

Tuyến cao tốc gần 20.000 tỉ đồng chạy qua Củ Chi (Tp.HCM) sẽ khởi công trong năm 2025

Tuyến cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài dài 51km, đi qua địa phận huyện Củ Chi (Tp.HCM) và ba huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2025 và hoàn thành trong vòng 30 tháng.

Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ Chốt phương án triển khai dự án cao tốc 25.500 tỷ đoạn Gia Nghĩa

Thông tin mới nhất về mở rộng cao tốc Tp.HCM

Ban Quản lý dự án 7 (Bộ GTVT) đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư mở rộng đoạn cao tốc từ Tp.HCM - Tiền Giang dài 91km qua Tp.HCM, Long An, Tiền Giang.

Tin vui về cao tốc 88km hơn 20.000 tỷ đồng tại Việt Nam: Thi công thần tốc và tiết kiệm chi phí nhờ công nghệ đặc biệt Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ