Chiều 25/11, giá dầu châu Á đi lên do lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc

Giá dầu tại thị trường châu Á đi lên trong phiên giao dịch chiều 25/11, giữa những lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc và chính sách áp giá trần của phương Tây đối với dầu Nga.

Vào lúc 14 giờ 30 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 41 xu (0,48%) lên 85,75 USD/thùng. Còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 57 xu (0,73%) lên 78,51 USD/thùng.

Cả hai mặt hàng trên đều đang hướng đến tuần giảm thứ ba liên tiếp và trên đà hướng đến mức giảm khoảng 2% hoặc hơn giữa những lo ngại về nguồn cung.

Virendra Chauhan, nhà phân tích của công ty tham vấn về năng lượng Energy Aspects (Mỹ), cho biết tính thanh khoản yếu, mối lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc và nguy cơ suy thoái kinh tế là những yếu tố chính tác động đến giá dầu.

Quảng cáo

Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy sự gia tăng số ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, đang bắt đầu ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu, với lưu lượng giao thông giảm.

Ngày 25/11, Trung Quốc đã ghi nhận kỷ lục mới về số ca mắc COVID-19, khi các thành phố trên cả nước tiếp tục thực thi các biện pháp kiềm chế để kiểm soát dịch bệnh.

Tina Teng, nhà phân tích tại công ty dịch vụ tài chính CMC Markets (Anh) cho biết sự bùng phát trở lại của các ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc vẫn là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến giá dầu từ góc độ nhu cầu.

Về việc áp giá trần đối với dầu Nga, các nhà ngoại giao Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận về mức giá từ 65-70 USD/thùng, nhằm hạn chế doanh thu của Nga mà không làm gián đoạn thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Theo các nhà phân tích của công ty nghiên cứu ANZ Research (Australia), thị trường đánh giá mức giá trần quá cao và điều này làm giảm nguy cơ Nga đáp trả. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này sẽ không cung cấp dầu và khí đốt cho bất kỳ quốc gia nào tham gia áp đặt giá trần.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025